Nhà thuốc Hưng Thịnh

Khi mắc phải bệnh đái tháo đường, nỗi lo lắng luôn thường trực bên người bệnh vì ảnh hưởng đến sức khỏe và thói quen sống hàng ngày. Tuy nhiên, có nhiều cách giảm lượng đường trong máu hiệu quả mà bạn nên áp dụng để cải thiện tình hình.

Bệnh nhân không nên quá lo lắng về bệnh đái tháo đường vì bạn có thể kiểm soát được tình hình nhờ giảm lượng đường trong máu qua việc áp dụng các mẹo đơn giản trong cuộc sống hàng ngày mà bạn không thể ngờ đến.

8 cách giảm lượng đường trong máu hiệu quả mà bạn nên áp dụng

Tập thể dục thường xuyên

Top 8 cách giảm lượng đường trong máu hiệu quả 1 Tập thể dục làm tăng khả năng nhạy cảm của insulin.

Ngoài sở hữu một dáng vóc đẹp, việc tập thể dục thường xuyên đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe hơn bạn nghĩ, nhất là đối với người mắc bệnh tiểu đường. Những bài vận động hàng ngày có khả năng làm tăng độ nhạy cảm của insulin và giúp cơ thể chuyển hóa được lượng glucose cần cho các nhu cầu hoạt động thể chất. Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp gia tăng sức bền cho tim mạch, hạn chế khả năng mắc các bệnh tim mạch hay gây ra các biến chứng liên quan.

Các bài tập thể dục hiệu quả mà người bệnh tiểu đường có thể áp dụng như đi bộ nhanh, đi xe đạp, bộ môn khiêu vũ hay thậm chí là bơi lội, cử tạ,…

Dung nạp nhiều chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày

Dung nạp nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những cách giảm lượng đường trong máu cực kì hiệu quả. 

Chất xơ là một trong nhóm chất đóng vai trò quan trọng trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường vì khả năng làm chậm tiến trình tiêu hóa carbohydrate và hấp thụ đường. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất xơ hòa tan có công dụng cải thiện lượng đường trong máu của các bệnh nhân hiệu quả hơn chất xơ không thể hòa tan. 

Các loại thực phẩm giàu chất xơ mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình như rau xanh, các loại đậu, trái cây, ngũ cốc,…

Uống đủ nước

Uống đủ nước tưởng chừng như vô thưởng vô phạt trong việc điều trị các chứng bệnh. Tuy nhiên, hành động này có thể điều chỉnh lượng đường trong máu luôn nằm trong giới hạn an toàn của nó. Ngoài ra, việc uống nước đầy đủ cũng giúp bạn nhanh chóng đào thải lượng đường dư thừa và các tạp chất độc hại qua đường nước tiểu. Thêm một điểm cộng cho việc uống đủ nước chính là giúp làn da bạn luôn ẩm mịn, căng bóng và tràn đầy sức sống nữa đấy!

Điều chỉnh khẩu phần ăn

Những người mắc bệnh tiểu đường không nên để bản thân rơi vào tình trạng béo phì mà nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Vì thế, bạn cần kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể không quá nhiều calo. Biện pháp này cũng giúp người bình thường tránh khỏi mắc phải căn bệnh tiểu đường type 2.

Top 8 cách giảm lượng đường trong máu hiệu quả 2 Kiểm soát lượng thức ăn để ngăn chặn bệnh tiểu đường type 2.

Một vài mẹo nhỏ để bạn kiểm soát khẩu phần ăn của mình như ăn các loại rau củ quả trước khi đi vào bữa chính, tính toán liều lượng của các nguyên liệu trong món ăn, thay đổi chén đĩa nhỏ hơn bình thường,…

Giảm căng thẳng

Nhiều người không biết rằng căng thẳng kéo dài thậm chí có thể tác động đến lượng đường trong máu. Các chất như glucagon và cortisol được hormone tiết ra trong khoảng thời gian căng thẳng chính là thủ phạm gây ra chuyện này. 

Vì vậy, những người bệnh tiểu đường nên để bản thân thả lỏng, giảm những căng thẳng trong cuộc sống ở mức thấp nhất. Tập yoga nhẹ nhàng hay chạy bộ giúp giảm căng thẳng rất hiệu quả đó!

Ngủ đủ giấc

Một chế độ sinh hoạt ngủ đủ giấc không chỉ dành riếng cho người bệnh tiểu đường mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cần thiết cho bất cứ đối tượng nào. Thức khuya sẽ là hành động làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và khả năng nhạy cảm của insulin. 

Top 8 cách giảm lượng đường trong máu hiệu quả 3 Ngủ đủ giấc là một trong những cách giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Ngoài ra, thức khuya còn có tác hại là kích thích sự thèm ăn. Điều này không hề tốt đối với người bệnh đái tháo đường. Thế nên bạn cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ của mình để giữ gìn sức khỏe cá nhân thật tốt!

Theo dõi lượng đường trong máu

Một trong những cách giảm lượng đường trong máu hiệu quả chính là nắm bắt tình trạng của bản thân thật tốt! Đo và theo dõi lượng đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn biết bản thân phải làm gì để kiểm soát tình hình trở nên tốt hơn.

Đo mức độ đường huyết của bạn mỗi ngày và ghi chú lại để theo dõi tiến trình bệnh cũng như sự cố gắng và nỗ lực của bạn.

Thăm khám định kỳ

Để đảm bảo tình hình của cơ thể và tiến triển của căn bệnh tiểu đường, bạn nên thăm khám bác sĩ định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chữa trị. Điều này rất quan trọng vì nếu có sự thay đổi bất thường trong cơ thể, các bác sĩ có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Áp dụng những cách giảm lượng đường trong máu một cách nghiêm túc và đều đặn, chắc chắn bạn sẽ đón nhận được những tín hiệu tích cực từ cơ thể. Tuy nhiên, cũng không vì vậy mà bạn trở nên quá chủ quan với căn bệnh. Chăm sóc cơ thể thật tốt và giữ vững tâm lý là những điều bạn cần nhất vào lúc này.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)