Nhà thuốc Hưng Thịnh

Suy dinh dưỡng là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Để phòng tránh bạn cần phải hiểu rõ về bệnh này. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về suy dinh dưỡng ở trẻ.

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở trẻ em.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường phát sinh các vấn đề tiêu hóa và phát triển hành vi chậm. Thậm chí suy dinh dưỡng còn làm suy yếu sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn gây biếng ăn, khiến thể trạng của trẻ ngày một suy kiệt.

Để có thể bảo vệ sức khỏe cho trẻ, phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng một cách hiệu quả, mọi bậc cha mẹ đều nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức tổng quan về suy dinh dưỡng.

tổng quan về suy dinh dưỡng 01Trẻ bị suy dinh dưỡng thường phát sinh các vấn đề tiêu hóa

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng

Theo đánh giá tổng quan về suy dinh dưỡng, thông thường bệnh suy dinh dưỡng xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng

Một số bậc cha mẹ do thiếu kiến thức về dinh dưỡng trong việc chăm sóc trẻ thường dẫn đến tình trạng cung cấp cho con những bữa ăn nghèo nàn dinh dưỡng và thực hiện các hành động sai nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ.

  • Cai sữa cho trẻ quá sớm hoặc chỉ cho bú sữa ngoài thay vì sữa mẹ: Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ em. Các bác sĩ khuyến cáo trong 6 tháng đầu đời nên cho trẻ bú mẹ thường xuyên và không nên cai sữa sớm. Việc thiếu sữa mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến bé hấp thu không đủ dinh dưỡng dẫn đến thấp còi.

  • Bữa ăn cho trẻ không đủ chất dinh dưỡng: càng lớn trẻ sẽ cần càng nhiều năng lượng. Nếu bữa ăn không đầy đủ 4 nhóm chất để cung cấp đủ nguồn năng lượng cho trẻ vận động, vui chơi mỗi ngày thì lượng tiêu hao sẽ nhiều hơn lượng hấp thụ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

tổng quan về suy dinh dưỡng02Bữa ăn không đủ dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ

Trẻ mắc các bệnh về nhiễm trùng

Trẻ em ở độ tuổi ăn tuổi lớn thường rất dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, tiêu chảy,…Khi bị bệnh trẻ thường cảm thấy khó chịu và không muốn ăn. Song song đó việc dùng kháng sinh điều trị bệnh không phù hợp có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột trẻ. Điều này dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, trẻ biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Đừng để đến khi trẻ mắc bệnh rồi mới bắt đầu điều trị mà ngay bây giờ bạn cũng có thể chủ động phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em bằng cách thực hiện các phương pháp phòng suy dinh dưỡng sau ngay từ khi trẻ vừa chào đời.

  • Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai: Nên cho phụ nữ mang thai và sau sinh uống viên sắt phòng chống thiếu máu. Bổ sung đủ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ trong quá trình mang thai.
  • Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chính vì thế nuôi con bằng sữa mẹ là một trong 4 biện pháp quan trọng được UNICEF công nhận để bảo vệ sức khỏe trẻ.

tổng quan về suy dinh dưỡng 03Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Từ 6 tháng tuổi trở đi, lượng sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của trẻ đang lớn nhanh, vì vậy bạn nên cho trẻ ăn dặm theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ để bổ sung thêm dinh dưỡng. Cần lưu ý, thức ăn bổ sung cần được cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng hợp lý và chỉ nên bắt đầu với dạng thức ăn lỏng, xay nhuyễn.
  • Tiêm chủng: Cần lưu ý bạn nên thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ để phòng tránh tất cả các loại bệnh kể cả bệnh suy dinh dưỡng. Khi trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị sớm.

Mỗi đứa trẻ là một món quà của tạo hóa ban tặng mà mỗi chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ và yêu thương. Hy vọng bài viết này đã có thể giúp bạn phần nào hiểu được những kiến thức tổng quan về suy dinh dưỡng để có thể bảo vệ sức khỏe cho bé. Đừng quên chia sẻ đến với các bậc cha mẹ để có thể giúp họ chăm sóc tốt con mình.

Phan Ngọc Ánh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)