Nhà thuốc Hưng Thịnh

Để mọi người có cái nhìn bao quát về ảnh hưởng và tác hại của suy dinh dưỡng ở trẻ, chúng ta hãy cùng điểm sơ qua một số số liệu dựa trên thực tế thông qua các nghiên cứu khoa học về suy dinh dưỡng trẻ em.

Tổng hợp một số số liệu nghiên cứu khoa học về suy dinh dưỡng trẻ em 1Nắm bắt tác hại và tầm ảnh hưởng của suy dinh dưỡng dựa trên các nghiên cứu khoa học về suy dinh dưỡng trẻ em.

Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em trên thế giới

Theo ước tính của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì có khoảng 500 triệu trẻ em trong tình trạng thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển. Khiến cho mỗi năm có khoảng 10 triệu trẻ em tử vong.

Theo dữ liệu nghiên cứu khoa học về suy dinh dưỡng trẻ em của tổ chức phi chính phủ cho thấy, có khoảng 170 triệu trẻ em trên toàn thế giới không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển quan trọng này. Thống kê tại Indonesia mỗi năm có khoảng hơn 3.5 triệu trẻ tử vong vì suy dinh dưỡng, với tỷ lệ suy dinh dưỡng trong năm 2010 là khoảng 17.9% và chính phủ Indonesia đã đặt mục tiêu phải giảm con số này xuống 15.5% vào năm 2015.

Còn theo các số liệu của Liên Hợp Quốc thì số lượng trẻ mắc suy dinh dưỡng ở các nước nghèo lên đến khoảng 195 triệu trẻ. Những đứa trẻ này không được phát triển đầy đủ về cả nhận thức và thể chất kể từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến khoảng 2 năm đầu đời, và các em cũng sẽ mãi rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu khoa học về suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới thì các nước đang phát triển chiếm khoảng 80% số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng trên hành tinh này.  Trước những con số biết nói trên, các quốc gia cần chung tay tìm cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em thật hiệu quả và lâu dài.

nghiên cứu khoa học về suy dinh dưỡng trẻ em 2Suy dinh dưỡng trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đói nghèo và các quốc gia đang phát triển.

Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở nước ta

Ở Việt Nam ta, theo thống kê từ những cuộc điều tra y tế học của Viện Dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế, có khoảng 51.5% trẻ dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng, trong đó 10.9% trẻ ở thể nặng và 1.6% là rất nặng.

Tổ chức UNICEF khảo sát năm 2011 ở Việt Nam thống kê được sự thiếu hụt chăm sóc sức khỏe ở người Kinh chiếm khoảng 31.6%, còn người Mường là 46.5% và người Thái 77.6%. Cũng trong cùng năm đó, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi và gầy còm của nhóm người Kinh và Hoa (10.0%, 19.6%, 3.8%), thấp hơn hẳn so với vùng trẻ em dân tộc thiểu số (22.0%, 40.9%, 5.7%).

Theo nhóm nghiên cứu khoa học về suy dinh dưỡng trẻ em của Lê Thị Hợp và Hà Huy khôi cho thấy, khi trẻ thiếu ăn tạm thời thì cơ thể có thể tăng trưởng chậm nhưng cơ thể sẽ có khả năng phục hồi khi được ăn lại đầy đủ. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ cản trở quá trình phục hồi ấy. Bởi vấn đề thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam.

Ngoài thiếu dinh dưỡng thì nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em. Theo nghiên cứu khoa học về suy dinh dưỡng trẻ em của nhóm Caulfield L. E và cộng sự vào năm 2004 thì khoảng 1 triệu ca viêm phổi và 800 nghìn ca tiêu chảy hằng năm ở các quốc gia đang phát triển có mối liên hệ với tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.

nghiên cứu khoa học về suy dinh dưỡng trẻ em 3Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Suy dinh dưỡng mặc dù không phải là một căn bệnh cấp tính, nhưng nó có thể âm thầm làm chậm phát triển thể chất, trí tuệ của bé, suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong trẻ em dưới 5 tuổi hàng đầu. Về lâu dài, suy dinh dưỡng trẻ em còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tầm vóc người trưởng thành, làm giảm khả năng lao động, cũng như là ảnh hưởng tới thu nhập quốc gia.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)