Nhà thuốc Hưng Thịnh

Dị ứng da bàn tay không còn quá xa lạ, nó gây ra những cơn ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn đỏ,… Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Dị ứng da bàn tay sẽ gây ra các hiện tượng ngứa ngáy và khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, cần phải có biện pháp điều trị sớm nhất để hạn chế tình trạng dị ứng và giảm sự khó chịu.

Nguyên nhân gây dị ứng da tay

Khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn hợp chất bình thường vô hại với một tác nhân có trong cơ thể thì dị ứng sẽ bắt đầu. Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể để chống lại chất gây dị ứng cụ thể. Khi có cơ hội tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng một lần nữa thì những kháng thể sẽ giải phóng một số chất từ hệ thống miễn dịch, cụ thể là các histamin để gây nên triệu chứng dị ứng.

Thông thường, triệu chứng của dị ứng như nổi mẩn đỏ,… sẽ xuất hiện trên khắp cơ thể. Nếu triệu chứng xuất hiện nhiều hơn ở da bàn tay thì thông thường là do những nguyên nhân như sau.

Tiếp xúc với hóa chất

Nếu trong điều kiện cơ thể thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, sẽ dễ gây nên các triệu chứng dị ứng da bàn tay. Không chỉ gây ra triệu chứng ngứa hoặc nổi mẩn đỏ ở tay mà hiện tượng dị ứng có thể làm da trở nên sưng tấy và lây lan sang các vùng da lân cận.

Dị ứng bàn tay là dấu hiệu da bàn tay bị sưng, ngứa hoặc lóc da Dị ứng bàn tay là dấu hiệu da bàn tay bị sưng, ngứa hoặc tróc da

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Tương tự như khi tiếp xúc với các loại hóa chất, nếu thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và ô nhiễm từ nguồn nước, không khí cũng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng dị ứng. Tác nhân này không chỉ gây ra tình trạng dị ứng mà còn gây ra một số bệnh ngoài da khác như tổ đỉa, viêm da tiếp xúc,…

Thay đổi thời tiết

Sự thay đổi thời tiết có thể làm thay đổi độ ẩm của làn da. Lúc này sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng độ ẩm ở da tay hoặc da chân, làm cho lớp bảo vệ của da hoạt động yếu đi, da bắt đầu có những triệu chứng kích thích và nổi mẩn đỏ, khó chịu, ngứa ngáy,…

Thực phẩm

Làn da của bạn có thể bị dị ứng với một số hoạt chất có trong thực phẩm. Ngoài biểu hiện dị ứng da bàn tay thì biểu hiện của dị ứng có thể xuất hiện khắp cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy khó thở, tắc khí quản. Thông thường, các loại thực phẩm gây dị ứng này sẽ bao gồm như trứng, sữa, hải sản, một số loại đậu,…

Thường xuyên tiếp xúc hóa chất là một trong những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng bàn tay Thường xuyên tiếp xúc hóa chất là một trong những nguyên nhân gây dị ứng da bàn tay

Điều trị tình trạng dị ứng da bàn tay

Bệnh dị ứng ở da bàn tay không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến tâm lý cũng như quá trình sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, cần được điều trị sớm để hạn chế các tác hại tiềm ẩn mà nó mang lại.

Áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà

Nếu biểu hiện dị ứng da bàn tay còn đơn giản thì người bệnh có thể kiểm soát với các nguyên liệu có sẵn tại nhà. Những cách điều trị dưới đây đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian và có kết quả khả quan trên nhiều bệnh nhân.

Sử dụng mướp hương

Trong mướp hương có chất kháng viêm và kháng khuẩn, giúp điều trị các triệu chứng bệnh dị ứng. Bạn chỉ cần tiến hành việc điều trị bằng cách sử dụng nguyên liệu này theo những bước như:

  • Giã nát lá mướp hương đã rửa sạch cùng với muối.

  • Dùng bã lá để chà xát lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.

  • Nên áp dụng từ 5 đến 7 ngày.

Sử dụng lá trầu không

Tinh dầu có trong lá trầu không chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn. Vì vậy, khi mắc bệnh nên nấu lá trầu không trong nước cho tinh dầu tan hết và dùng nước nấu từ lá trầu để ngâm rửa vùng da mắc bệnh 2 lần/ngày. Liên tục sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy được sự cải thiện.

Dị ứng da bàn tay có thể giảm bớt khi điều trị bằng các nguyên liệu thiên nhiên Dị ứng da bàn tay có thể giảm bớt khi điều trị bằng các nguyên liệu thiên nhiên

Dùng thuốc theo toa thuốc của bác sĩ

Tùy vào tình trạng bị dị ứng da bàn tay mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, thông thường khi bệnh nhân bị dị ứng sẽ được chỉ định các loại thuốc như:

  • Corticoid: Giúp sát khuẩn và ngừa viêm khi da bị tổn thương.

  • Sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn để làm dịu da và hạn chế sưng đỏ, ngứa ngáy.

  • Sử dụng thuốc kháng histamin trong trường hợp da bị ngứa nhiều.

Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân theo những gì bác sĩ đã chỉ định. Trong quá trình sử dụng cũng cần có sự quan sát của các bác sĩ, nếu có phản ứng bất thường thì phải ngưng dùng thuốc hoặc liên hệ trực tiếp với các bác sĩ.

Bạn có thể sử dụng cách làm truyền thống hoặc chữa dị ứng bàn tay theo toa thuốc của bác sĩ Bạn có thể sử dụng cách làm truyền thống hoặc chữa dị ứng bàn tay theo toa thuốc của bác sĩ

Mong rằng các thông tin cụ thể về nguyên nhân cũng như cách điều trị tại bài viết trên đây về dị ứng da bàn tay đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Việc điều trị bệnh sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết cách tiến hành sớm. Vì vậy, ngay từ khi có dấu hiệu hãy nhanh chóng đến gặp các bác sĩ để được tư vấn.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)