Nhà thuốc Hưng Thịnh

Rách sụn chêm là chấn thương đầu gối thường gặp. Chấn thương này tương đối nhẹ và có thể tự lành nhưng nếu như vết rách nặng hơn thì người bệnh sẽ cần can thiệp những phương pháp phức tạp hơn. Tiêu biểu là phương pháp phẫu thuật rách sụn chêm.

Không có ca phẫu thuật nào là dễ dàng, tuy vậy người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Phẫu thuật rách sụn chêm là ca phẫu thuật tương đối đơn giản và ít để lại di chứng. Hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu thật kỹ về ca phẫu thuật rách sụn chêm này nhé!

Nhìn chung về phẫu thuật rách sụn chêm

Tìm hiểu về phẫu thuật rách sụn chêm1

Phẫu thuật rách sụn chêm không quá phức tạp

Sụn chêm là bộ phận dễ tổn thương của khớp gối, bởi vậy mà các chấn thương của đầu gối như rách sụn chêm là không hề hiếm gặp với tỷ lệ mắc phải trung bình mỗi năm khá cao. Sụn chêm trước đây thường bị cắt bỏ khi thực hiện phẫu thuật vì được cho rằng không có chức năng nào. Sự thật lại không phải như vậy, sụn chêm có vai trò lấp đầy khe khớp, điều chỉnh bao khớp và có các hoạt dịch bôi trơn, dinh dưỡng khớp, bởi vậy các bệnh nhân sau khi bị cắt bỏ toàn bộ phần sụn chêm bao khớp bị dẹt dần, không gian khớp bị thu hẹp và dần hình thành chóp. Từ đó, điều trị rách sụn chêm đã dần thay đổi.

Chức năng của mô khớp liên quan đến đến số lượng mô sụn chêm còn lại theo nhiều nghiên cứu chỉ ra gần đây. Vì vậy, phẫu thuật rách sụn chêm đã đặt vấn đề nhiều hơn vào các kỹ thuật khâu giữ lại sụn chêm hay bảo tồn sụn chêm. Vậy trong phẫu thuật rách sụn chêm, khi nào thì nên cắt bỏ, khi nào thì nên giữ lại? Bác sĩ và người bệnh nên xem xét, cân nhắc kỹ càng.

Cắt sụn chêm trong phẫu thuật rách sụn chêm

Tìm hiểu về phẫu thuật rách sụn chêm2

Cắt sụn chêm sẽ cần cân nhắc nhiều yếu tố

Như đã đề cập qua, sụn chêm có chức năng quan trọng, chịu lực cho cả khớp gối, bôi trơn, nuôi dưỡng khớp gối và hình thành được tổ chức tân tạo trong khớp khi khớp bị tổn thương. Nếu sụn chêm bị cắt bỏ hoàn toàn sẽ gây áp lực lên khớp gối, lực tiếp xúc sẽ tăng cao bởi không còn sụn chêm giúp nâng đỡ cả cơ thể, làm tăng tỷ lệ viêm khớp, thoái hóa khớp gối.

Vì vậy nên ngày nay, các bác sĩ đã chú trọng vào việc bảo tồn sụn đầu gối chứ không cắt bỏ hoàn toàn. Cắt một phần sụn chêm nhằm loại bỏ phần sụn chêm bị rách và giữ lại phần sụn chêm bình thường, đặc biệt là ở vành ngoại vi, phần chịu trách nhiệm lớn về chức năng sinh học của đầu gối.

Cắt bỏ sụn chêm dễ gây nên bệnh viêm khớp nên khi cắt bỏ cần xem xét rất nhiều yếu tố, đặt ra nhiều thách thức cho các y bác sĩ. Một số yếu tố phải xem xét như:

  • Cắt bỏ sụn chêm ngoài.

  • Khối lượng sụn bị cắt bỏ.

  • Hình thái vết rách sụn chêm.

  • Sụn chêm bị tổn thương từ trước.

  • Khớp gối bị sai lệch.

  • Thừa cân, bị béo phì.

  • Trên 40 tuổi.

  • Mức độ hoạt động.

Nếu bệnh nhân có nhiều đặc điểm trên đây, nguy cơ bị thoái hóa khớp sau phẫu thuật cắt sụn chêm là khá cao, nên cân nhắc phẫu thuật sửa chữa hoặc khâu sụn chêm.

Sửa chữa sụn chêm trong phẫu thuật rách sụn chêm

Tìm hiểu về phẫu thuật rách sụn chêm3

Phẫu thuật sửa chữa sụn chêm là phương pháp điều trị đang dần phổ biến

Bảo tồn hay phẫu thuật sửa chữa sụn chêm đang trở nên phổ biến. Bởi sụn chêm rách vẫn có khả năng tự lành, chính vì vậy việc sửa chữa, khâu lại sụn chêm sẽ giúp quá trình hồi phục vết rách nhanh hơn mà không ảnh hưởng đến khớp gối về lâu dài.

Tuy nhiên, với các vết rách lớn, phức tạp thì buộc bệnh nhân sẽ phải chuyển sang phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sụn chêm.

Bệnh nhân khi được khâu giữ lại sụn chêm có mức độ hoạt động tốt hơn so với bệnh nhân cắt bỏ sụn chêm. Dẫu vậy, nó không khẳng định là phương pháp khâu bảo tồn sụn chêm sẽ luôn tốt hơn cắt bỏ sụn chêm. Việc điều trị này cũng không thể thực hiện ngẫu nhiên mà được lựa chọn cụ thể tùy thuộc vào loại vết rách. Những bệnh nhân cắt sụn chêm đơn giản sẽ hồi phục sau một vài tuần, còn những bệnh nhân khâu sụn chêm sẽ cần nhiều thời gian hơn, cụ thể là từ 6 đến 8 tuần. Mặc dù lâu nhưng sụn chêm có thể phục hồi tương đối nguyên vẹn, giảm nguy cơ thoái hóa khớp, không ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Tóm lại, dù người bệnh chữa trị bằng phương pháp gì đi chăng nữa cũng luôn phải hạn chế vận động và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đeo nẹp và tập các bài vật lý trị liệu để đôi chân trở về trạng thái bình thường. 

Trên đây là một vài thông tin về phẫu thuật rách sụn chêm mà Hưng Thịnh gửi đến bạn đọc. Mong rằng bạn đã có thêm cho mình những thông tin chăm sóc sức khỏe bổ ích.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)