Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là căn bệnh mãn tính khá phổ biến tại Việt Nam có thể xảy ra ở mọi đối tượng kể cả trẻ em lẫn người lớn. Là căn bệnh khá nhiều người mắc phải tuy nhiên không phải ai cũng đã hiểu rõ về căn bệnh này. Vậy, bệnh hen suyễn là bệnh như thế nào? Bệnh hen suyễn có chữa được không?

Bệnh hen phế quản luôn tồn tại ở người bệnh ngay cả khi người bệnh cảm thấy khỏe mạnh với mức độ ít, nhiều khác nhau. Bệnh có thể trở nặng hơn khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố đặc biệt hay thậm chí là cả thay đổi cảm xúc. Rất nhiều người thắc mắc không biết bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi hẳn không. Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu kỹ về căn bệnh này và trả lời cho câu hỏi: Bệnh hen suyễn có chữa được không?

Tổng quan về hen suyễn

Tìm hiểu về hen suyễn: Bệnh hen suyễn có chữa được không?1

Hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp mãn tính

Bệnh hen suyễn hay hen phế quản ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Là căn bệnh khá nguy hiểm nếu như không điều trị đúng phác đồ người bệnh có thể gặp các biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

Bệnh hen suyễn có thể dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu như khó thở, ho, có cảm giác nặng ngực, đau ngực tái đi tái lại nhiều lần về đêm khuya hoặc sáng sớm. Người bệnh cực kỳ khó khăn khi thở ra do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản. Khi thở có tiếng rít do bị khó thở, người bên cạnh cũng có thể nghe thấy tiếng rít do khó thở này của người mắc bệnh hen suyễn. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà cơn khó thở có thể kéo dài từ 5 tới 10 phút thậm chí là cả hàng giờ. Sau đó cơn hen phế quản sẽ hết dần, cơn khó thở biến mất dần với cơn ho, khạc đờm đặc quánh.

Bệnh hen phế quản nếu như không can thiệp và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như suy hô hấp, nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, xẹp phổi, tâm phế mãn tính và ngừng hô hấp có thể dẫn tới nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Các yếu tố kích thích cơn hen phế quản

Bệnh hen thay đổi lúc nặng lúc nhẹ, giao động nhiều theo thời gian. Việc người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng hay các chất kích thích khác nhau có thể gây nên các đợt hen kịch phát. Có rất nhiều các yếu tố khác nhau gây ra cơn hen khác nhau tùy người, cụ thể:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí như lông thú cưng, phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn;

  • Dị ứng với thức ăn như dị ứng sữa, dị ứng hải sản;

  • Do không khí lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp, cảm lạnh, viêm xoang;

  • Hoạt động thể chất;

  • Ô nhiễm không khí, khói bụi, khói thuốc lá;

  • Do một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen và naproxen, thuốc chẹn beta;

  • Do cảm xúc mạnh, căng thẳng, stress;

  • Các chất bảo quản, sản phẩm chứa lưu huỳnh;

  • Bệnh trào ngược dạ dày;

  • Chu kỳ kinh nguyệt.

Bệnh hen suyễn có chữa được không?

Thật đáng buồn vì hen suyễn là căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hẳn, tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh hoàn toàn nếu như tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh. Các triệu chứng hen suyễn sẽ không xuất hiện và bệnh hen sẽ không diễn biến nặng hơn. Có rất nhiều các trường hợp bị mắc bệnh hen có thể tự khỏi nhờ diễn biến tự nhiên của bệnh.

Các trường hợp này đa phần là ở thể bệnh hen khởi phát khi còn bé. Ở trẻ em, bệnh hen thường tự giới hạn và có tiên lượng tốt hơn là bệnh hen khởi phát vào tuổi trưởng thành. 

Tìm hiểu về hen suyễn: Bệnh hen suyễn có chữa được không?2

Bệnh hen suyễn có thể được kiểm soát nếu tuân theo bác sĩ điều trị

Điều trị hen phế quản như thế nào?

Điều trị hen phế quản sẽ hướng vào mục tiêu cắt cơn hen, dự phòng cơn hen để các cơn hen càng thưa càng tốt. Chú ý, bệnh nhân luôn luôn cần mang theo thuốc bên người trong mọi hoàn cảnh để không bị động với bệnh. Để kiểm soát tốt bệnh hen phế quản, người bệnh cần:

  • Sử dụng thuốc hen suyễn theo đúng như bác sĩ chỉ dẫn;

  • Khám hen suyễn từ 2 – 3 lần/năm ngay cả khi cơ thể đã khỏe, không có dấu hiệu bệnh;

  • Tránh xa các yếu tố có thể làm cơn hen khởi phát;

  • Sinh hoạt lành mạnh, điều độ;

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm nhiều trái cây, tránh các loại thực phẩm chua, mặn, thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản;

  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý;

  • Thực hiện các bài tập thở;

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, rượu bia.

Tìm hiểu về hen suyễn: Bệnh hen suyễn có chữa được không?3

Cần mang theo thuốc bên người trong mọi hoàn cảnh

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh hen suyễn có chữa được không?” mà nhà thuốc Hưng Thịnh tổng hợp đến bạn đọc. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, ngày nay bệnh hen suyễn có thể được điều trị với các loại thuốc an toàn và hoàn toàn có thể kiểm soát được, bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường học tập, làm việc… như một người khỏe mạnh không có bệnh. Quan trọng nhất là bệnh nhân cần phải theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể kiểm soát bệnh. 

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)