Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trong sinh hoạt hàng ngày, việc gặp chấn thương gãy xương là điều không mấy hiếm gặp. Trong số những chứng gãy xương phổ biến nhất, không thể không kể đến gãy xương cổ chân. Vậy gãy xương cổ chân là gì?

Không chỉ đối với gãy xương cổ chân mà bất cứ chứng gãy xương nào khác, nếu không kịp thời sơ cấp cứu và điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều di chứng về sau, gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe, đời sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. 

Xương cổ chân có cấu tạo như thế nào? 

Xương cổ chân gồm có 3 xương chính tạo thành là: 

  • Xương chày: Đây là một trong 2 xương cẳng chân chính ở người và đảm nhiệm vai trò chịu lực chính truyền xuống cẳng chân.
  • Xương mác: Là vị trí xương cẳng chân thứ 2, nhiệm vụ gần giống với xương chày.
  • Xương sên: Đây là một vị trí xương tương đối nhỏ, nằm ở giữa của xương chày và xương mác, có các khớp xoay giúp liên kết với 2 xương còn lại được tốt hơn, linh hoạt hơn trong chuyển động. 

Tìm hiểu về gãy xương cổ chân và những điều bạn chưa biết 1

Xương cổ chân có cấu tạo gồm 3 xương chính

Trong số 3 xương vừa nêu trên, xương chày và xương mác đóng vai trò chính trong việc hình thành nên 2 mắt cá chân ở 2 bên chân. Cấu trúc mắt cá chân cụ thể gồm có: 

  • Mắt cá trong dùng để chỉ phần bên trong của xương chày.
  • Mắt cá sau dùng để chỉ phần nằm phía sau của xương chày.
  • Mắt cá ngoài cũng là một phần của mắt cá chân, cụ thể hơn là phần bên ngoài của xương mác. 

Theo bộ môn giải phẫu học, các bác sĩ đã phân loại các dạng gãy xương cổ chân thành nhiều loại dựa trên khu vực bị gãy. Ví dụ như khi bệnh nhân bị gãy xương cổ chân và vết nứt gãy nằm ở vị trí phần chỏm của xương mác thì được gọi là gãy xương mắt cá ngoài. Tùy vào từng trường hợp gãy xương cụ thể mà có các cách phân loại, gọi tên khác nhau. 

Gãy xương cổ chân là gì? 

Hiện tượng gãy xương cổ chân là việc xương ở vùng này bị tổn thương, có thể xảy ra trên một hoặc nhiều xương thuộc cấu tạo khớp cổ chân, bao gồm những phần cụ thể như gãy đầu dưới xương chày, xương mác hoặc xương sên. Các dạng gãy xương cổ chân có thể là dạng gãy phạm khớp hoặc không phạm khớp, cần được kiểm tra, thăm khám lâm sàng để phân biệt. 

Cổ chân khi bị gãy xương có thể chỉ xuất phát từ một vết nứt nhỏ trên một xương, như xương chày, xương mác hoặc xương sên. Điều này có thể sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động đi lại, di chuyển nhưng theo thời gian, khi cổ chân vận động nhiều và chịu lực nặng thời gian dài, vết nứt có thể lan rộng dẫn đến gãy xương nặng hơn, khi này, chức năng đi lại đã bị tác động ít nhiều, cần có y tế can thiệp để điều trị. 

Chính vì vậy mà khi bị té, ngã và cảm thấy đau nhức cổ chân, bạn nên đi khám để nhận định chính xác tình trạng, uống thuốc, dưỡng lành nứt xương trước khi chúng trở nặng và khó điều trị hơn nhé. 

Cổ chân gồm có 3 xương chính là xương chày, xương mác và xương sên. Khi có càng nhiều xương bị nứt, gãy, cổ chân càng chịu ảnh hưởng nặng nề và biểu hiện cũng nặng hơn. Tổn thương xương cổ chân, gãy xương cổ chân có thể kèm theo với tổn thương dây chằng ở vị trí này, dẫn đến chân khó cử động, đau nhức khó chịu. 

Tìm hiểu về gãy xương cổ chân và những điều bạn chưa biết 2

Gãy xương cổ chân gây cảm giác đau nhức dữ dội, bầm tím, sưng tấy

Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng gãy xương cổ chân 

Nguyên nhân 

Theo thống kê thu thập được, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng gãy xương cổ chân. Nguyên nhân chủ quan cũng có, khách quan cũng có. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất được thu thập: 

  • Tai nạn bất ngờ dẫn đến gãy xương cổ chân như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Té ngã, vấp ngã đột ngột khiến cổ chân chịu tác động lực quá mạnh gây nên tổn thương xương.
  • Xoắn, vặn khớp cổ chân quá nhiều, lực quá lớn gây gãy xương cổ chân.
  • Ngoài những nguyên nhân trên thì một số bệnh lý thường gặp về xương khớp nhu loãng xương, ung thư xương, người cao tuổi,… cũng có nguy cơ bị gãy xương ở cổ chân cao hơn. 

Triệu chứng 

Nhận biết chính xác, đúng đắn tình trạng gãy xương cổ chân giúp bạn sớm được điều trị, từ đó tăng hiệu quả, phục hồi xương cổ chân tốt hơn. Hãy đến bệnh viện thăm khám ngay khi có một hoặc nhiều các dấu hiệu sau đây nhé: 

  • Cổ chân cảm thấy đau nhức dữ dội ngay sau khi gặp chấn thương.
  • Có xuất hiện triệu chứng sưng tấy kèm theo bầm tím ở vùng cổ chân.
  • Khi chạm vào vết thương cảm thấy đau nhói, khó chịu.
  • Đi lại khó khăn hoặc thậm chí không thể đi lại do quá đau đớn.
  • Vùng cổ chân có thể bị biến dạng sau khi gặp tai nạn gây gãy xương cổ chân. 

Các phương pháp điều trị gãy xương cổ chân 

Việc điều trị gãy xương cổ chân bằng cách nào hoàn toàn phụ thuộc vào hiện trạng xương bị gãy ra sao, sức khỏe bệnh nhân như thế nào, có đáp ứng điều trị hay không,… Sau đây là những phương pháp chữa trị gãy xương cổ chân thường dùng nhất: 

Đối với trường hợp gãy xương mắt cá ngoài 

Tùy thuộc vào vị trí bị gãy, gãy như thế nào mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị không phẫu thuật hay điều trị bằng cách phẫu thuật. Nếu cổ chân không bị di lệch nhiều, tình trạng gãy xương cổ chân nhẹ, bệnh nhân sẽ không cần phẫu thuật. Đầu tiên sẽ tiến hành chụp X-quang để kiểm tra, sau đó cố định xương cổ chân và uống thuốc tại nhà, tái khám thường xuyên. 

Trường hợp xương cổ chân bị gãy thành nhiều mảnh vụn đâm vào da hay các mô mềm khác, xương di lệch nhiều, bệnh nhân cần được phẫu thuật để gắp xương vụn ra, cố định, nắn lại xương để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất. 

Đối với trường hợp gãy xương mắt cá trong 

Với trường hợp này cũng được chia làm 2 dạng là phẫu thuật và không phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dựa trên chẩn đoán từ phim chụp X-quang để xác định bệnh nhân có cần làm phẫu thuật hay không.

Khi điều trị bằng cách nẹp, bó bột cố định không có hiệu quả, phương pháp phẫu thuật cũng sẽ được áp dụng để nắn, cố định lại xương một cách chắc chắn hơn. 

Tìm hiểu về gãy xương cổ chân và những điều bạn chưa biết 3

Phương pháp phẫu thuật áp dụng cho trường hợp gãy xương nặng

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về gãy xương cổ chân và những điều bổ ích khác xoay quanh vấn đề sức khỏe này. Khi bị gãy xương cổ chân, bệnh nhân không nên đi lại nhiều, thay vào đó hãy nghỉ ngơi thường xuyên, kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, tập vật lý trị liệu khi xương đã lành. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)