Nhà thuốc Hưng Thịnh
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mà nhiều người mắc phải gây ra sự ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Vậy cơ chế bệnh tiểu đường là gì? 1. Cơ chế
1. Cơ chế gây bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mà người bệnh mắc phải
Cơ chế gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Hiện nay, cơ chế bệnh tiểu đường tuýp 1 như nào chúng ta vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường tuýp 1 có thể do:
- Qua trung gian miễn dịch:
– Do có sự tiếp xúc: các yếu tố bên ngoài từ môi trường tấn công cơ thể như virut sởi, quai bị… cơ thể khi này giải phóng các kháng nguyên. Các kháng nguyên này kích thích cơ thể sản sinh kháng thể hoạt hóa các phản ứng viêm tiểu đảo tự nhiên. Lúc này, tuyến tụy bị tấn công và bị phá hủy dẫn tới không còn khả năng sản xuất insulin.
– Các kháng thể sản sinh bất thường này có bản chất là protein trong máu (một phần của hệ miễn dịch cơ thể), nó được hình thành trong cơ thể người bệnh tiểu đường tuýp 1.
- Không qua trung gian miễn dịch:
– Nguyên nhân có thể không được tìm thấy hoặc nguyên nhân không rõ ràng.
– Có yếu tố di truyền được thể hiện rõ trong trường hợp này, gen gây bệnh tiểu đường có sự giống nhau.
Cơ chế bệnh tiểu đường tuýp 2
Bình thường insulin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của glucose máu. Glucose máu tùy thuộc vào sự tiết insulin, thu nạp insulin ở các mô ngoại vi và ức chế chuyển glucogen thành glucose ở gan.
Cơ chế sinh lý bệnh liên quan mật thiết với nhau trên những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 là rối loạn tiết insulin và sự đề kháng insulin.
Tiểu đường Tuýp 2
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 không thừa cân có biểu hiện giảm tiết insulin là chính. Còn với bệnh nhân béo phì đái tháo đường tuýp 2 thì xảy ra tình trạng kháng insulin:
- Rối loạn tiết insulin:
Khi mới bị đái tháo đường tuýp 2 thì insulin có thể bình thường hoặc tăng lên nhưng tốc độ tiết insulin chậm và không tương xứng với mức tăng của glucose máu. Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn sau, tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ trở nên giảm sút hơn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc tăng glucose máu gây độc đối với tế bào bêta. Trong trường hợp này nên sử dụng thuốc chữa bệnh tiểu đường hoặc các sản phẩm hỗ trợ để bệnh thuyên giảm.
Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin.
– Cơ chế của kháng insulin hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên người ta thấy rằng: khả năng là do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin ở mô đích. Giảm số lượng thụ thể insulin là yếu tố bất thường tại thụ thể hoặc có kháng thể kháng thụ thể insulin là yếu tố ức chế trước thụ thể.
– Do giảm hoạt tính của tyrosinekinase của vùng sau thụ thể insulin làm cho insulin khi gắn vào thụ thể không phát huy được tác dụng sinh học. Vì vậy không kích thích được việc vận chuyển glucose vào tế bào. Mặt khác sự tăng tiết các hormon đối kháng với insulin như: GH (growth hormon- hormon tăng trưởng), glucocorticoid, catecholamin, thyroxin đều gây ảnh hưởng sau thụ thể insulin.
TĐ Kingphar – Hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường
Insulin kiểm soát cân bằng đường huyết qua 3 cơ chế phối hợp, mỗi cơ chế rối loạn có thể là nguyên nhân dẫn đến kháng insulin:
– Insulin ức chế sản xuất glucose từ gan.
– Insulin kích thích dự trữ glucose ở tổ chức cơ.
– Insulin kích thích dự trữ glucose ở các cơ quan.
2. Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường không phải là căn bệnh dễ mắc nhưng có một số đối tượng sau sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường hơn:
– Người mập phì
– Bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc tiểu đường
– Nữ sinh con nặng hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ
– Cao huyết áp
– Rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl)
Nhiều trường hợp thắc mắc khi ăn quá nhiều đồ ngọt dẫn đến tăng lượng đường huyết, vậy đường trong máu cao có phải tiểu đường không? Thực chất nên hạn chế dung nạp quá nhiều chất đường, chất ngọt vào cơ thể bạn sẽ không nằm trong đối tượng bị tiểu đường.
Trên đây là các cơ chế bệnh tiểu đường bạn cần biết để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Dù cơ chế nào gây nên bệnh tiểu đường thì người bệnh cũng cần chủ động chăm sóc bản thân bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, vận động thường xuyên để tăng cường hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thu Hà
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.