Nhà thuốc Hưng Thịnh

Phẫu thuật ruột thừa là thủ thuật ngoại khoa khá phổ biến phù hợp với tình trạng ruột thừa bị sưng viêm và đau đớn dữ dội. Đây là phương pháp khá đơn giản, có thể giảm bớt cảm giác đau đớn và rút ngắn được thời gian hồi phục bệnh.

Phẫu thuật ruột thừa đang là lựa chọn tối ưu và triệt để nhất trong việc điều trị bệnh viêm ruột thừa. Vậy, trong quá trình phẫu thuật cần chuẩn bị và lưu ý những gì? Sau đây là một vài thông tin cần thiết dành cho bệnh nhân.

Các phương pháp phẫu thuật ruột thừa

Để phẫu thuật ruột thừa, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp như mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi bằng các dụng cụ nội soi hay phẫu thuật nội soi hỗ trợ từ robot. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật còn phụ thuộc vào một số các yếu tố khác như mức độ của tình trạng viêm ruột thừa và tình hình bệnh nền của người bệnh. Một số phương pháp phẫu thuật ruột thừa gồm có:

Phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở

Đây là phương pháp truyền thống, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường phía dưới bên phải bụng để tiếp cận phần ruột thừa. Sau khi ruột thừa được loại bỏ, bác sĩ sẽ khâu lại vết thương.

Phương pháp này thường được áp dụng đối với bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, hô hấp nặng không thể phẫu thuật nội soi được, các trường hợp bị nhiễm trùng và các trường hợp chống chỉ định gây mê hồi sức.

Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa 1 Có nhiều phương pháp phẫu thuật ruột thừa khác nhau

Phẫu thuật nội soi

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bằng cách tạo ra một vài vết rạch nhỏ ở trên bụng của người bệnh rồi luồn một đường ống thông vào bên trong. Ống thông sẽ khiến phồng bụng của bệnh nhân bằng các khí carbon dioxide để bác sĩ có thể phẫu thuật và nhìn thấy ruột thừa một cách rõ ràng hơn.

Khi bụng căng phồng, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi qua vết cắt. Dụng cụ nội soi gồm một ống dài và mỏng gắn thêm camera có độ phân giải cao ở phía trước và được trang bị đủ ánh sáng với cường độ cao. Camera sẽ hiển thị các hình ảnh trên màn hình rõ rệt và được phóng đại cho phép bác sĩ nhìn thấy rõ bên trong bụng để điều khiển dụng cụ phẫu thuật. Sau khi cắt xong và đưa ruột thừa ra bên ngoài bụng thì bác sĩ sẽ khâu lại vết rạch.

Phẫu thuật nội soi bằng robot

Bác sĩ sử dụng một robot phẫu thuật để thực hiện cắt ruột thừa thay vì sử dụng các dụng cụ nội soi.

Phẫu thuật ruột thừa bao lâu thì lành?

Thời gian hồi phục sau khi phẫu thuật ruột thừa còn phụ thuộc vào phương pháp mổ, cách chăm sóc sau khi mổ và chế độ ăn uống người bệnh. Mổ ruột thừa bằng phương pháp nội soi chỉ mất từ 3 – 5 ngày là vết thương có thể lành lại, người bệnh có thể hoạt động và di chuyển bình thường. Tuy nhiên, cần tránh động tác nhón người lên cao hoặc vươn tay ra xa.

Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa 2 Thời gian hồi phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Sau khi phẫu thuật ruột thừa, bệnh nhân cần ăn uống, vệ sinh vết mổ tốt đúng cách để bệnh sớm hồi phục, hạn chế những tác động từ bên ngoài tác động vào vết mổ của người bệnh. Trong thời gian từ 1 – 2 tuần sau khi mổ, nếu bệnh nhân vận động mạnh, vết mổ chưa hồi phục sẽ ảnh hưởng và gây ra đau nhức hoặc có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh, cần lưu ý sau khoảng thời gian 4 tuần, vết mổ lúc này mới hoàn toàn bình phục, bệnh nhân có thể bắt đầu luyện tập một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng trở lại. Sau khi cơ thể ổn định thì có thể tham gia những môn thể thao mà mình yêu thích.

Phẫu thuật ruột thừa hồi phục như thế nào?

Mặc dù không cần lo lắng về vấn đề phẫu thuật ruột thừa bao lâu nhưng bạn nên chú ý đến việc chăm sóc sau khi phẫu thuật để tránh một số biến chứng. Sau đây là những lưu ý trong việc chăm sóc tại nhà sau khi phẫu thuật ruột thừa, cụ thể như:

  • Vệ sinh vết mổ, thay băng hàng ngày và luôn giữ vết thương luôn được sạch sẽ, khô ráo để hạn chế nhiễm trùng.
  • Chỉ nên uống thuốc được bác sĩ kê đơn, không được tự ý bôi kem hay bất kỳ loại thuốc nào khác lên vết thương. Không tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau vì một số thành phần trong thuốc có thể khiến vết thương dễ chảy máu hơn.
  • Trong vài ngày đầu tiên sau khi mổ ruột thừa, bạn nên ăn thức ăn mềm như cháo,… cho đến khi hệ tiêu hóa có thể dung nạp thức ăn cứng hơn.
  • Hạn chế vận động như leo cầu thang, khiêng vác nặng, nhất là khi người bệnh thực hiện mổ hở. Vì cơ bụng lúc này có thể bị đau khi đứng trong thời gian dài.

Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa 3 Người bệnh cần khiêng vác nặng, vận động mạnh sau khi phẫu thuật

  • Cần nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước, đi lại nhẹ nhàng để tăng quá trình lưu thông máu và ngăn bị táo bón sau mổ.
  • Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái để hạn chế ma sát vào vết mổ.
  • Không nên tắm vệ sinh trong bồn hoặc đi bơi. Đối với trường hợp mổ nội soi thì có thể tắm nhưng cần giữ cho vết mổ được khô ráo.
  • Cần đi khám ngay nếu như có triệu chứng không được bình thường sau phẫu thuật, ví dụ như vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, đau xung quanh vết mổ, bị sốt, co thắt dạ dày, bị mất khẩu vị, không đi vệ sinh sau hơn 2 ngày hoặc bị tiêu chảy, đau bụng…

Trên thực tế, phẫu thuật ruột thừa ngày càng được áp dụng rộng rãi. Đây là phương pháp tối ưu và ít bị xâm lấn nên người bệnh không cần quá lo lắng về vấn đề bao lâu thì lành. Điều quan trọng là cần phải thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc sau phẫu thuật ruột thừa để quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)