Nhà thuốc Hưng Thịnh

Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao, do đó bà bầu cần phải tiêm phòng uốn ván từ sớm để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, việc tiêm uốn ván xong bị buồn nôn cũng là điều mà các mẹ phải đối mặt.

Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván còn được gọi là phong đòn gánh, là chứng bệnh làm co giật, căng cứng các bắp thịt trong cơ thể. Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm, do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetan gây ra, bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Đặc biệt, đối với mẹ bầu, bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc sinh nở, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung.

Tiêm uốn ván xong bị buồn nôn và các tác dụng phụ khác mà bà bầu nên biết 1Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetan.

Bệnh uốn ván sẽ làm tê cứng lưỡi và hàm, sau đó giật cứng cả người, lưng cong cứng, ưỡn ngược ra sau như cái đòn gánh và khi hệ cơ của lồng ngực bị cứng sẽ dẫn đến khó thở, và gây tử vong.

Tại sao bà bầu cần được tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao, vì thế các mẹ bầu nhất định phải đi tiêm phòng bệnh này. Sau khi tiêm phòng uốn ván một thời gian, cơ thể mẹ bầu sẽ sinh ra kháng thể chống uốn ván và kháng thể này sẽ được truyền sang thai nhi. Như vậy, cả mẹ và con sẽ được bảo vệ trong trường hợp bị vi trùng uốn ván xâm nhập.

Bên cạnh đó, tiêm phòng bệnh uốn ván là một biện pháp an toàn và hiệu quả đề phòng uốn ván rốn và hạn chế hiện tượng tử vong ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng việc tiêm uốn ván xong bị buồn nôn, sốt và các tác dụng phụ khác cũng là vấn đề mà các bà bầu nên hiểu rõ.

Tiêm uốn ván xong bị buồn nôn, sốt và các tác dụng phụ khác mà bà bầu nên biết

Theo căn cứ khoa học, vắc-xin phòng bệnh uốn ván được cho là an toàn đối với thai phụ. Chính vì thế, việc gây ra tác dụng phụ ở bà bầu sau khi tiêm hầu như không có. Bởi vì vắc-xin đã được kiểm tra độ an toàn dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền về độ tinh khiết, tính hiệu quả và an toàn đối với bà bầu.

Tiêm uốn ván xong bị buồn nôn và các tác dụng phụ khác mà bà bầu nên biết 2Có nhiều trường hợp bà bầu tiêm uốn ván xong bị buồn nôn và các phản ứng khác.

Tuy vậy, một số người có thể dị ứng với nguyên liệu sử dụng để sản xuất vắc-xin. Do đó, có nhiều trường hợp tiêm uốn ván xong bị buồn nôn và các phản ứng khác. Chính vì thế các mẹ bầu không nên tự ý tiêm ngừa vắc-xin mà chưa có sự yêu cầu từ bác sĩ sản khoa của mình. Theo đó, sẽ có những trường hợp tiêm uốn ván xong bị buồn nôn, sốt và các tác dụng phụ khác chẳng hạn như:

Bà bầu sẽ cảm thấy sốt nhẹ, tuy nhiên đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng. Khi tiếp nhận vắc-xin, cơ thể sẽ huy động bộ máy miễn dịch để tạo kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần. Ngoài phản ứng đó, vắc xin vẫn gây ra những tác dụng ngoài ý muốn, do các thành phần thừa gây ra, chẳng hạn như tiêm uốn ván xong bị buồn nôn, cáu gắt, khó chịu,…

Ngoài trường hợp tiêm uốn ván xong bị buồn nôn, bà bầu cũng có thể bị sưng đau tại chỗ tiêm, hoặc dị ứng tại chỗ nhưng các mẹ không nên lo lắng bởi dị ứng nghiêm trọng sau tiêm gần như không có. Để xử lý những triệu chứng sưng, dị ứng thông thường sau tiêm, các mẹ bầu có thể chườm mát vào cánh tay, nơi vị trí tiêm. Tuy nhiên, nếu có tình trạng sốt cao, đau nhức và sưng tại chỗ tiêm kéo dài, các mẹ chú ý bù nước kịp thời, đầy đủ và nên gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.

Những lưu ý tiêm khi phòng uốn ván cho bà bầu

Ngoài việc hiểu rõ tiêm uốn ván xong bị buồn nôn, sốt và các tác dụng phụ khác là phản ứng bình thường của cơ thể. Các mẹ cũng cần phải lưu ý nên tiêm phòng uốn ván vào từ ba tháng giữa thai kỳ, tránh 3 tháng đầu bởi mẹ bầu hay bị ốm nghén. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tiêm phòng uốn ván theo tuần thai và số lần mang thai.

Tiêm uốn ván xong bị buồn nôn và các tác dụng phụ khác mà bà bầu nên biết 3Đối với lần mang thai đầu, các mẹ sẽ tiêm 2 mũi phòng uốn ván.

Theo đó, đối với lần mang thai đầu, các mẹ sẽ tiêm 2 mũi phòng uốn ván. Còn những lần mang thai sau, các mẹ chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi. Trường hợp thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 trước dự kiến sinh ít nhất 1 tháng.

Bộ Y tế có quy định, trong thời kỳ mang thai bà mẹ chỉ có thể được tiêm phòng uốn ván theo quy định, không được tiêm các mũi khác. Đặc biệt, trường hợp trong thời gian mang bầu nếu mẹ bị chó mèo cắn, bác sĩ có thể tiêm phòng dại cho mẹ nhưng tùy theo mức độ dịch tễ phơi nhiễm dại mà bác sĩ quyết định tiêm hay không đối với mẹ bầu.

Vậy, tiêm uốn ván xong bị buồn nôn, sốt và các tác dụng phụ khác mà bà bầu có thể gặp đều là những phản ứng bình thường của cơ thể. Chính vì thế, các mẹ đừng nên quá lo lắng nhé! Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Linh Lê

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)