Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hiện nay vẫn còn nhiều người thắc mắc bệnh thủy đậu và phỏng dạ là cùng một bệnh hay là hai căn bệnh khác nhau. Liệu thủy đậu và phỏng dạ có mối liên quan nào đến nhau hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Thủy đậu vfa phỏng dạ 1  Nhiều người vẫn cho rằng thủy đậu và phỏng dạ là hai bệnh khác nhau

Mối liên hệ giữa thủy đậu và phỏng dạ như thế nào?

Mối liên hệ giữa thủy đậu và phỏng dạ là mối quan tâm của nhiều người vì không biết bệnh như thế nào và cách điều trị ra sao? Đừng lo, câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp bởi các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe ngay sau đây:

Trên thực tế, thủy đậu và phỏng dạ là cùng một căn bệnh. Tùy theo vùng miền mà bệnh có tên gọi khác nhau, miền Nam thì gọi là trái rạ, còn miền Bắc thì gọi là thủy đậu hay phỏng dạ.

Thủy đậu và phỏng dạ 2Thủy đậu và phỏng dạ là cùng một căn bệnh

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus có tên Varicella-zoster gây ra. Bệnh lây truyền nhanh, ảnh hưởng đến niêm mạc và da. Sau khi bị bệnh lần đầu tiên, hệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn hoặc kháng thể lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, với hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể tái phát trở lại, gọi là bệnh zona thần kinh (tái kích hoạt virus thủy đậu).

Biểu hiện khi mắc bệnh bao gồm sốt nhẹ, ho, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn. Bên cạnh đó là các nốt chấm đỏ xuất hiện trên cơ thể 2 – 3 ngày rồi trở thành mẩn ngứa. Các nốt mẩn ngứa thời gian đầu chủ yếu nổi ở vùng mặt và tứ chi, sau đó có thể lan ra cả cơ thể với tổng các nốt mụn có thể lên đến 500 nốt. Những chỗ rộp hình thành lên từ đó sẽ đóng vảy từ 4 – 5 ngày sau khi phát bệnh.

Bệnh có nguy cơ lây lan cao nhất trong 1 – 2 ngày trước khi nổi mẩn ngứa và cho đến khi các nốt mụn đã đóng vảy hoàn toàn và không còn dịch bên trong. Theo như thống kê mới nhất, thì những nơi đông dân, mà nhất là vào thời điểm giao mùa thì tỷ lệ người mắc bệnh tăng cao. Các bé từ 2 – 7 tuổi dễ mắc bệnh nhất vì đa phần các em chưa được tiêm phòng thủy đậu, trẻ dưới 6 tháng tuổi thì rất hiếm gặp bệnh. Bên cạnh đó, người lớn cũng có thể bị thủy đậu và có những biến chứng nặng nề hơn.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc những người xung quanh có dấu hiệu mắc bệnh để chúng ta biết cách chăm sóc cơ thể khi bị thủy đậu. Thủy đậu có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc-xin Varicella-zoster. Với phương pháp tiêm ngừa, tỉ lệ phòng được bệnh thủy đậu lên đến 80 – 90%. Hoặc nếu người đã tiêm phòng vẫn bị thủy đậu, thì bệnh sẽ rất nhẹ và không gây biến chứng nguy hiểm.

Thủy đậu và phỏng dạ 3Người chưa có miễn dịch với virus gây thủy đậu có nguy cơ mắc bệnh cao nhất

Thủy đậu và phỏng dạ đều là một căn bệnh và nó có thể  lây truyền rất nhanh, gây nhiều biến chứng. Vì vậy điều quan trọng bạn cần làm là tìm hiểu kỹ về bệnh để có thể đối phó khi bản thân bạn hoặc những người xung quanh bạn mắc bệnh. Việc tìm hiểu về bệnh sẽ giúp hạn chế diễn tiến xấu đi cũng như hậu quả nghiêm trong mà bệnh thủy đậu hay phỏng dạ để lại.

Hoàng Minh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)