Nhà thuốc Hưng Thịnh

Thoái hóa đốt sống cổ khiến các dây thần kinh bị chèn ép gây ra hiện tượng tê tay. Nhiều người lo lắng bị thoái hóa đốt sống cổ tê tay có trị hết được không? Mời bạn cùng xem qua bài viết này.

Một trong những biến chứng đáng chú ý của thoái hóa đốt sống cổ là gây tê cẳng tay, bàn tay lẫn các ngón tay. Nếu người bệnh không sớm chữa trị thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoạt động phần tay.

Vì sao thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay?

Thoái hóa xương khớp nói chung, thoái hóa đốt sống cổ nói riêng là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khi tuổi tác ngày càng cao. Bên cạnh đó, nguy cơ khiến đốt sống cổ bị thoái hóa gia tăng còn xuất phát từ việc duy trì thói quen xấu trong lối sống sinh hoạt, làm việc hay tai nạn lao động bất ngờ xảy ra.

Thoái hóa đốt sống cổ tê tay làm sao chữa trị? 1Các dây thần kinh tại cổ bị chèn ép gây ra hiện tượng tê tay.

Tê bì tay là một hiện tượng sinh lý bình thường mà chúng ta vẫn hay gặp trong cuộc sống hàng ngày khi ngồi lâu hoặc cầm nắm vật gì đó trong một thời gian dài khiến máu huyết lưu thông kém. Nhưng nếu tê tay kéo dài, tần suất tái phát liên tục thì lại là vấn đề khác. Bệnh nhân cần chú ý khi phát hiện triệu chứng này bởi nó có thể cảnh báo về các bệnh lý khác, chẳng hạn như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai xương cột sống,… 

Thoái hóa đốt sống cổ tê tay xảy ra do cổ là nơi tập hợp một mạng lưới lớn dây thần kinh (nằm ở lỗ liên hợp giữa các đốt sống cổ) chạy từ não đến các cơ xương khớp toàn bộ cơ thể. Tác dụng của những dây thần kinh này là truyền tín hiệu và điều khiển hoạt động các vùng cổ, vai, tay, chân,…

Khi một người bị thoái hóa đốt sống cổ, các dây thần kinh tại đây bị chèn ép gây ra hiện tượng tê tay. Thông thường, cẳng tay, bàn tay, các ngón tay là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất nên gây khó khăn cho người bệnh khi muốn cầm nắm đồ vật, hay điều khiển các hoạt động cơ tay.

Những người thường xuyên ngồi ở một tư thế quá lâu, người làm công việc văn phòng, ngồi sai tư thế, thường xuyên gõ máy tính khiến cho cổ tay bị áp lực, khuỷu tay bị tê, kém linh hoạt… đều có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ tê tay.

Thoái hóa đốt sống cổ tê tay có nguy hiểm không?

Có nhiều biểu hiện khi bị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay nên bệnh nhân có thể căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây để xác định khả năng mắc bệnh này:

Thoái hóa đốt sống cổ tê tay làm sao chữa trị? 2Thoái hóa đốt sống cổ là gây tê cẳng tay, bàn tay lẫn các ngón tay.

  • Tê bì đau nhức khu vực dọc cánh tay, từ cẳng tay kéo dài xuống bàn tay, ngón tay,… Khi cầm nắm đồ vật trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày, bạn cảm nhận cảm giác gặp khó khăn và khác thường.

  • Bên cạnh tê mỏi tay, bệnh nhân còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau mỏi vùng cổ vai gáy, nhất là khi thực hiện các động tác xoay người hoặc thay đổi tư thế càng đau dữ dội.

  • Ở mức độ nhẹ, bệnh vừa khởi phát thì tình trạng tê tay có thể khỏi. Tuy nhiên khi bệnh chuyển biến nặng hơn dẫn đến thoát vị đĩa đệm, gai xương đốt sống cổ chèn ép lên các đầu dây thần kinh sẽ khiến cơn tê tay, đau nhức tay càng rõ ràng hơn. Thời điểm này bệnh nhân có thể sẽ phải nhờ sự giúp đỡ của người thân vì bản thân mình có thể đã gặp khó khăn khi muốn tự mình thực hiện động tác. 

Biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ tê tay ở mỗi người sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa của từng người. Khi bệnh vừa khởi phát, bệnh nhân nếu chú ý chăm sóc đúng cách, tích cực thì tình trạng tê nhức ở cánh tay sẽ dần tự khỏi, đau nhức tại vùng cổ cũng thuyên giảm nhiều. 

Ngược lại, nếu để bệnh tiến triển trong thời gian dài không tiến hành chữa trị thì nguy cơ cao bệnh sẽ bị thoát vị đệm, gai xương thoái hóa nặng gây chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Vì thế, ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở ý tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có chỉ định điều trị phù hợp, tránh để muộn sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc như mất hoàn toàn hoạt động cơ tay, không thể cầm, nắm, giữ chặt vật, thậm chí là vật nhỏ.

Thoái hóa đốt sống cổ tê tay làm sao chữa trị? 3 Bệnh thoái hóa đốt sống cổ tê tay có thể cải thiện nếu sớm phát hiện. 

Bị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay phải làm sao?

Như đã có đề cập ở trên, thoái hóa đốt sống cổ tê tay có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh nếu như sớm phát hiện dấu hiệu bất thường, thăm khám và chữa trị đúng cách kịp thời. 

Tiến hành làm xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh

Để việc điều trị có kết quả tốt nhất, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ tê tay cần phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh và có chỉ định phù hợp. 

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành một số biện pháp chẩn đoán như sau:

  • Chụp X-quang cột sống cổ: Phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp bác sĩ phát hiện hầu hết dấu hiệu bất thường, điển hình như gai xương, đĩa đệm xẹp, hẹp lỗ tiếp hợp, mất đường cong sinh lý,…

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: Đây là phương pháp chẩn đoán có hiệu quả nhất trong việc xác định vị trí các rễ thần kinh bị chèn ép cũng như mức độ thoát vị đĩa đệm lẫn mức độ hẹp ống sống.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan): Khi người bệnh không đủ điều kiện để chụp cộng hưởng từ, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính để thu thập được những hình ảnh chi tiết, bao gồm tổn thương ở xương dù mức độ nhỏ.

Massage, xoa bóp

Những động tác massage, xoa bóp tác động trực tiếp lên vùng cổ, cánh tay có thể giúp làm giảm triệu chứng tê tay hiệu quả. Biện pháp này chỉ cần kiên trì thực hiện tại nhà sẽ rất hữu ích cho quá trình chữa trị bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ tê tay làm sao chữa trị? 4 Massage, xoa bóp cổ, cánh tay có thể giúp làm giảm triệu chứng tê tay hiệu quả.

Các bước xoa bóp giúp giảm tê tay tại chỗ như sau:

  • Bước 1: Dùng ngón tay cái/gốc bàn tay xoa tròn lên mu bàn tay còn lại, xoa theo chiều kim đồng hồ. Mỗi bên thực hiện 10 lần và lặp lại.

  • Bước 2: Đan xen đầu ngón tay xát vào mu bàn tay rồi vuốt theo chiều thẳng lên. 

  • Bước 3: Dùng lực ngón cái miết dọc theo mu bàn tay và các ngón kẽ tay. Mỗi bên thực hiện 10 lần và lặp lại.

  • Bước 4: Dùng 2 ngón tay cái và ngón trỏ, kẹp lại lên da như thực hiện động tác véo, thực hiện trên nhiều vùng da ở bàn tay. Mỗi bên thực hiện 10 lần và lặp lại.

  • Bước 5: Nắm chặt bàn tay, xoay tròn cổ tay sau đó xòe rộng các ngón tay. Nắm vào mở ra như vậy sao cho các ngón tay duỗi thẳng. Mỗi bên thực hiện 10 lần và lặp lại.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)