Nhà thuốc Hưng Thịnh

Vitamin B12 là hợp chất rất quan trọng đối với sức khỏe. Thiếu hay thừa Vitamin B12 đều gây hại nên cần cân nhắc bổ sung hợp chất này cho hợp lý.

Vitamin là hợp chất không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Vitamin B12 được biết đến như dưỡng chất không thể thiếu cho mọi hoạt động sống. Có nhiều người thắc mắc rằng liệu thiếu hay thừa Vitamin B12 có gây hại gì đến sức khoẻ và bổ sung sao cho hợp lý. Dưới đây sẽ là bài viết giúp bạn giải đáp sáng tỏ những vấn đề này.

Lợi ích của Vitamin B12 với sức khỏe

Sản xuất tế bào hồng cầu

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu. Nếu cơ thể không đủ Vitamin B12 thì bạn có nguy cơ bị thiếu máu. Bởi các tế bào hồng cầu lúc này không đủ để vận chuyển oxy đến các cơ quan quan trọng. 

Phòng khuyết tật bẩm sinh

Một thai kỳ khỏe mạnh không thể thiếu việc bổ sung Vitamin B12. Thiếu Vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Phổ biến nhất là chứng dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên các mẹ bỉm nên tham khảo bác sĩ để bổ sung Vitamin B12 cho phù hợp bởi thừa Vitamin B12 cũng nguy hiểm cho thai nhi.

Thiếu hoặc thừa Vitamin B12 ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ? 1 Phòng khuyết tật bẩm sinh khi bổ sung Vitamin B12 trong thai kỳ

Hỗ trợ xương khớp chắc khỏe

Vitamin B12 giúp mật độ khoáng xương được đảm bảo. Nếu thiếu hụt Vitamin B12 rất dễ bị loãng xương. Đặc biệt ở phụ nữ nên bổ sung Vitamin B12 đầy đủ, bởi nhiều nghiên cứu cho thấy cơ thể phụ nữ có hàm lượng Vitamin B12 thấp thì sức khoẻ xương kém.

Hỗ trợ tốt cho thị lực

Duy trì hàm lượng Vitamin B12 tốt trong cơ thể sẽ ngăn ngừa nguy cơ thoái hoá điểm vàng do tuổi tác. Bởi Vitamin B12 có thể giảm Homocysteine, chất này nếu tăng sẽ làm cơ thể dễ bị thoái hoá điểm vàng, từ đó ảnh hưởng đến thị lực vùng trung tâm.

Cải thiện tâm trạng

Vitamin B12 giúp tổng hợp và chuyển hóa Serotonin, chất có trách nhiệm làm dịu tâm trạng. Vậy nên bổ sung đầy đủ Vitamin B12 sẽ cải thiện được triệu chứng trầm cảm, giúp tinh thần phấn khởi hơn.

Thiếu hoặc thừa Vitamin B12 ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ? 2 Vitamin B12 giúp cải thiện tâm trạng

Bổ não

Vitamin B12 và trí nhớ ở người cao tuổi có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ở những người già mắc chứng mất trí nhớ giai đoạn đầu, nếu bổ sung Vitamin B12 kết hợp cùng Omega-3 sẽ làm giảm tình trạng bệnh. 

Giúp da, tóc, móng khỏe mạnh

Vitamin B12 có vai trò sản xuất tế bào, vậy nên nó tác động trực tiếp đến tóc, da, móng của con người. Thiếu Vitamin B12 thì cơ thể sẽ dễ gặp các bệnh về da liễu hơn. Bổ sung vitamin B12 đầy đủ giúp tóc mềm mượt và ngăn rụng tóc.

Thiếu hoặc thừa Vitamin B12 sẽ thế nào?

Bất kỳ dưỡng chất nào cũng cần bổ sung một lượng vừa đủ mới có tác dụng tốt cho cơ thể. Đối với Vitamin B12 cũng vậy, cần phải biết cách bổ sung chúng cho khoa học. Vậy tác hại khi thừa Vitamin B12 hay thiếu Vitamin này gây hậu quả gì? Cùng điểm qua một số biến chứng nguy hiểm sau:

Việc thiếu Vitamin B12 gây một số tác hại:

  • Rối loạn thần kinh: Như kích thích, ảo giác, thay đổi về phản xạ tự nhiên, chức năng cơ kém, xuất hiện các vấn đề về trí nhớ, suy giảm vị giác.
  • Thiếu máu ác tính.
  • Gây dị cảm hoặc tê bì chân tay.

Thừa Vitamin B12 gây các tại hại như sau:

  • Sốc phản vệ.
  • Rối loạn tiêu hoá: Ăn không ngon, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Nhức đầu, ngứa ngáy, phát ban.
  • Gây tê liệt hay yếu chân tay, cơ mặt.
  • Biến chứng tim mạch: Như tăng nhịp tim, khó thở, cao huyết áp.
  • Gây tổn thương thần kinh thị giác.

Dù thiếu hay thừa chất Vitamin B12 đều gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Tốt nhất nên bổ sung chúng phù hợp với nhu cầu như:

  • Với người trưởng thành: Lượng Vitamin B12 khuyến nghị là 2 mcg/ngày.
  • Với trẻ em nhỏ: Lượng Vitamin B12 khuyến nghị khuyến nghị là 0.7 mcg/ngày.
  • Với trẻ em giai đoạn thành niên: Lượng Vitamin B12 khuyến nghị khoảng 2 mcg/ngày.

Cách bổ sung Vitamin B12 khoa học nhất

Dinh dưỡng chính là con đường bổ sung Vitamin B12 hợp lý và lành mạnh nhất. Nên tiêu thụ các thực phẩm sau ở hàm lượng vừa phải để cung cấp Vitamin B12 cần thiết cho cơ thể:

Gan động vật

Đây là bộ phận giàu Vitamin B12 trong nội tạng động vật. Đặc biệt gan cừu, gan bò, gan bê là những thực phẩm có hàm lượng Vitamin B12 lớn. Việc tiêu thụ gan không chỉ cung cấp Vitamin B12 mà còn bổ sung Vitamin A, B2 và Selen cho cơ thể. Tuy nhiên gan là nội tạng động vật nên dễ làm tăng Cholesterol xấu trong máu nên không được ăn thường xuyên. 

Cá mòi

Cá mòi thường được chế biến thành thực phẩm đóng hộp. Trong cá mòi chứa nhiều dinh dưỡng tốt trong đó có Vitamin B12. Chúng cũng là nguồn thực phẩm chứa nhiều Omega-3 tốt cho sức khỏe.

Ngũ cốc

Thiếu hoặc thừa Vitamin B12 ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ? 3 Ăn uống hợp lý để không lo thiếu hay thừa Vitamin B12

Ngũ cốc là “siêu thực phẩm” thường được khuyến khích sử dụng. Trong ngũ cốc không chỉ có Vitamin B12 mà còn chứa hầu hết các Vitamin nhóm B. Ăn ngũ cốc thường xuyên rất tốt để duy trì một trạng thái cơ thể khỏe mạnh.

Sữa

Sữa chính là thực phẩm cung cấp Vitamin B12 tiện lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó uống sữa đều đặn còn giúp hệ xương phát triển chắc khỏe. Nếu muốn bổ sung Vitamin B12 đều đặn thì nên chọn sữa đậu nành.

Trên đây là bài viết chia sẻ về việc thiếu hay thừa Vitamin B12 gây hại như thế nào đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc bổ sung Vitamin B12 cho cơ thể cần phải hết sức thận trọng và phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu ngộ độcVitamin B12, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Vì thế, hãy biết cách bổ sung Vitamin cho phù hợp để nâng cao sức khoẻ mỗi ngày.

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)