Nhà thuốc Hưng Thịnh

Thai nhi 28 tuần tuổi nghĩa là đã bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Đây là giai đoạn mà thai nhi có nhiều sự thay đổi rõ rệt về cân nặng và kích thước trong bụng mẹ. Vậy mẹ và thai nhi 28 tuần tuổi sẽ có những thay đổi gì? Hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Thai nhi khi bắt đầu bước vào tuần thai thứ 28 sẽ có nhiều sự chuyển biến lớn. Lúc này các cơ quan đang tiếp tục phát triển, khung xương cũng trở nên hoàn thiện hơn, lúc này cơ thể mẹ cũng có nhiều sự thay đổi ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. Hãy cùng tìm hiểu xem thai nhi tuần 28 có những thay đổi nào và mẹ nên lưu ý những điều gì qua bài viết này nhé!

Sự thay đổi của thai nhi 28 tuần

Thai nhi trong giai đoạn 28 tuần sẽ phát triển và có những sự chuyển biến rõ rệt mà mẹ có thể cảm nhận được khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt. Vậy “bầu 28 tuần là mấy tháng”, 28 tuần tức là thai nhi đã sang giai đoạn tam cá nguyệt chính là ba tháng cuối thai kỳ. Lúc này thai nhi sẽ có những thay đổi không chỉ về trọng lượng và kích thước cơ thể mà các giác quan cũng dần hoàn thiện hơn. Một số thay đổi mà mẹ có thể cảm nhận và nhìn thấy như:

Cân nặng và kích thước bào thai

Trong giai đoạn này khung xương của thai nhi cũng đang dần trở nên cứng cáp do hấp thụ nhiều canxi. Lúc này cơ thể bé có thể đạt kích thước từ 36 – 38 cm được đo từ đỉnh đầu đến ngón chân. Không chỉ phát triển về kích thước mà cân nặng cũng sẽ tăng theo và có thể đạt từ 1.1 – 1.4 kg, mẹ có thể cảm nhận thấy bụng mình to ra và trọng lượng cơ thể cũng nặng hơn. Chính vì thế mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng và khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này.

Thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 28 tuần là gì? Mẹ bầu nên lưu ý điều gì trong giai đoạn mang thai? 1

Thai nhi 28 tuần sẽ phát triển về cân nặng và kích thước rõ rệt

Sự phát triển của các cơ quan

Các cơ quan nội tạng của thai nhi 28 tuần cơ bản đã hình thành và đang dần được hoàn thiện hơn. Cụ thể:

  • Cơ thể thai nhi sẽ dần tích trữ lớp mỡ dưới da và bề mặt da của em bé cũng sẽ trở nên mềm mại hơn.

  • Não bộ trong giai đoạn này đặc biệt phát triển nhanh cùng với sự hình thành và phát triển của hàng triệu tế bào nơron và dây thần kinh dọc theo cơ thể. Các nếp gấp trên bề mặt não bộ cùng tiếp tục hình thành và phát triển mạnh mẽ.

  • Các giác quan cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, đôi mắt dần hoàn thiện và bé có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài chiếu lọt qua tử cung người mẹ. 

  • Các bộ phận như lông mi, móng và tóc cũng dần hình thành và mọc nhiều và dài hơn.

  • Chức năng phổi cũng hoàn chỉnh và bé cũng bắt đầu tập hít thở.

  • Chức năng của bộ phận enzyme tiêu hóa đang bắt đầu phát triển và dần được hoàn chỉnh.

Chức năng sinh lý và các hoạt động của thai nhi 28 tuần

Trong giai đoạn này bé đang dần phát triển và hoàn thiện cơ thể, vì thế mẹ cần có sự chuẩn bị thích hợp cho sự chào đời của bé bằng cách theo dõi tư thế ngôi thai. Một số ngôi thai thường gặp như:

  • Ngôi đầu: Đây là tư thế đầu thai nhi hướng xuống đường dẫn sinh và có thể nằm lệch về đùi trái hoặc phải của người mẹ.

  • Ngôi mông: Tư thế một hoặc cả hai chân của bé đang hướng về đường dẫn sinh.

  • Ngôi ngang: Tư thế bé đưa lưng nằm ngang đường dẫn sinh.

Thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 28 tuần là gì? Mẹ bầu nên lưu ý điều gì trong giai đoạn mang thai? 2

Tư thế ngôi đầu giúp bé chào đời dễ dàng hơn

Thông thường trong thời gian sắp sinh, thai nhi sẽ có xu hướng đổi ngôi từ ngôi mông sang ngôi đầu, đây là tư thế giúp bé chào đời dễ dàng nhất. Tuy nhiên cũng sẽ có vài trường hợp ngôi thai không đổi, nếu không phát hiện và điều hướng kịp thời sẽ khiến quá trình sinh nở trở nên khó khăn.

Bên cạnh đó, khi thai nhi đã được 28 tuần tuổi thì hệ thống thần kinh của bé cũng đang dần hoàn thiện và bé có thể cảm nhận các tác động bên ngoài như nghe được âm thanh của bố mẹ nói, có những phản xạ như đạp bụng mẹ, xoay người, mắt nhấp nháy nhiều hơn. Lúc này người mẹ nên giao tiếp và thai giáo để gắn kết tình cảm và có thể giúp bé cảm nhận tình mẫu tử.

Sự thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 28

Những sự thay đổi của thai nhi cũng sẽ tạo ra các ảnh hưởng cho cơ thể người mẹ. Cụ thể:

  • Các cơn đau co thắt: Do bào thai có sự tăng trưởng về trọng lượng và kích thước đã bắt đầu tạo ra những áp lực lên xương sườn, vùng xương chậu và các cơ quan xung quanh, chèn ép dạ dày khiến mẹ chịu nhiều cơn đau đến đột ngột và đi đứng khó khăn.

  • Huyết áp thấp: Đây là hiện tượng thường xuất hiện khi mẹ đột ngột thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi gây ra cảm giác chóng mặt và mệt mỏi. Để hạn chế tình trạng này thì mẹ nên lưu ý thay đổi tư thế chậm rãi để cơ thể thích ứng, tránh đứng lên hoặc nằm xuống đột ngột.

  • Nội tiết tố thay đổi: Lúc này nồng độ hormone mang thai sẽ có nhiều biến đổi khiến dịch âm dạo tiết ra nhiều và có thể đặc hơn trong giai đoạn này.

  • Vú tiết ra sữa non: Vì đây là giai đoạn gần cuối thai kỳ nên để chuẩn bị cho sự chào đời của bé, tuyến vú đã bắt đầu hoạt động và tiết ra sữa non. Đây được xem là thức ăn chính cho trẻ sơ sinh khi chứa nhiều đạm, chất béo và các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng hệ miễn dịch cho bé. 

  • Tâm lý nhạy cảm hơn: Càng cận kề ngày sinh thì tâm lý người mẹ cũng sẽ trở nên lo lắng và nhạy cảm. Chính vì thế người thân và chính bà bầu không nên quá lo lắng, nên chú ý đến sức khỏe bản thân và giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

Thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 28 tuần là gì? Mẹ bầu nên lưu ý điều gì trong giai đoạn mang thai? 3

Tâm lý mẹ bầu trở nên nhạy cảm và lo lắng khi gần đến ngày sinh nở

Những lưu ý khi thai 28 tuần

Để bé phát triển và chào đời khỏe mạnh, trong giai đoạn gần cuối thai kỳ này mẹ cũng nên có sự chuẩn bị và lưu ý một số điểm sau:

  • Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế để đảm bảo máu lưu thông tốt dọc các bộ phận cơ thể. Tránh ngồi tư thế vắt chéo chân vì sẽ chặn dòng lưu thông máu đến chân rốn và gây ra hiện tượng chuột rút.

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết thiết cho cả mẹ và bé. Giám sát cân nặng và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, không ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

  • Đây là giai đoạn não bộ và khung xương của bé phát triển mạnh mẽ, vì thế cần bổ sung thêm Omega-3, canxi và các dưỡng chất khác để giúp bé phát triển tốt và khỏe mạnh hơn. Giai đoạn này mẹ bầu cũng có thể cảm nhận được thai nhi 28 tuần tuổi đạp như thế nào.

  • Hạn chế mang vác vật nặng tạo áp lực lên vùng xường chậu. Nên duy trì vận động nhẹ nhàng để giúp các cơ không bị co cứng và giúp mẹ có quá trình sinh nở thuận lợi.

  • Mặc quần áo thoải mái cho vùng ngực và bụng. Hạn chế mặc quần áo bó sát gây khó chịu cho cơ thể.

  • Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của bé và nhận lời khuyên hữu ích từ bác sĩ khi cần thiết.

Trên đây là toàn bộ bài viết về thai nhi 28 tuần và những điều mẹ bầu nên mà bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về thai nhi 28 tuần tuổi. Trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt cho sự phát triển và chào đời của bé. Chúc bạn nhiều sức khỏe và hãy đón chờ bài viết về sức khỏe về thai sản của Nhà thuốc Hưng Thịnh trong thời gian sắp tới nhé!

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)