Nhà thuốc Hưng Thịnh

Theo kết quả siêu âm, khi phát hiện thai nhi lớn hơn tuổi thai thì các bậc cha mẹ đừng vội vui mừng vì đây có thể báo hiệu một vấn đề tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vậy, hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu về vấn đề thai nhi lớn hơn tuổi thai có nguy hiểm không trong bài viết dưới đây nhé!

Thai nhi lớn hơn tuổi thai tức là em bé lớn hơn nhiều so với kích thước trung bình của tuổi thai. Trong trường hợp này, em bé sinh ra sẽ có cân nặng lớn hơn cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh bình thường là từ 2,5 – 3,7kg.

Cách tính tuổi thai nhi

Tuổi thai nhi được tính bằng cách dựa vào ngày kinh cuối cùng trước khi mang thai đến ngày sinh. Thông thường, mẹ sẽ mang thai 280 ngày tức là 9 tháng 10 ngày. Nếu mẹ bầu không nhớ được ngày cuối cùng của kỳ kinh thì bác sĩ sẽ dựa vào kết quả siêu âm để tính tuổi thai nhi.

Hiện nay, tuổi thai được tính dựa vào đường kính ngang bụng, chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh hay cân nặng của thai nhi.

Thai nhi lớn hơn tuổi thai có nguy hiểm không? Những điều mà cha mẹ cần biết 1 Tuổi thai là thời gian thai nhi đã ở trong bụng mẹ

Nguyên nhân khiến thai nhi lớn hơn tuổi thai

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai. Nguyên nhân có thể phát sinh từ mẹ, hoặc có thể do thai nhi.

Nguyên nhân từ mẹ gây thai nhi lớn hơn tuổi thai

Một số nguyên nhân liên quan đến mẹ gây ra thai nhi lớn hơn tuổi thai bao gồm:

  • Đái tháo đường: Nếu phụ nữ sinh con mắc bệnh đái tháo đường, thai nhi có thể bị cung cấp lượng glucose quá mức và có thể gây ra những bất thường trong quá trình phát triển. Các loại bệnh đái tháo đường có thể gặp ở mẹ như: Đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường do hóa chất gây ra và đái tháo đường phụ thuộc Insulin.

  • Béo phì: Nguyên nhân gây béo phì có thể do sự đề kháng Insulin ở thai nhi tăng lên.

  • Mang thai nhiều lần: Đây không phải là một yếu tố nguy cơ chính nhưng nó cũng góp phần gây ra bệnh đái tháo đường hay béo phì. Đây là những yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai.

  • Trước đó, mẹ đã sinh trẻ mắc tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai: Những người đã từng sinh em bé mắc tình trạng này trước đó sẽ có nguy cơ mắc tình trạng trương tự cao hơn từ 5 đến 10 lần.

  • Thời gian mang thai kéo dài: Trường hợp mẹ mang thai trên 42 tuần sẽ có nhiều khả năng sinh con mắc tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai, do thai nhi đã hấp thụ nguồn cung cấp máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng liên tục giúp bé tiếp tục phát triển.

Thai nhi lớn hơn tuổi thai có nguy hiểm không? Những điều mà cha mẹ cần biết 2 Mẹ bầu mang thai nhiều lần có thể gặp tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai

Nguyên nhân của thai nhi gây thai nhi lớn hơn tuổi thai

Nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai có liên quan đến thai nhi bao gồm:

  • Hội chứng Beckwith – Wiedemann: Đây là hội chứng gây phát triển quá mức có ảnh hưởng đến các nhiễm sắc thể cụ thể.

  • Hội chứng Sotos: Đây là hội chứng rối loạn di truyền hiếm gặp do đột biến gen. Hội chứng này gây ra sự phát triển quá mức về thể chất trong những năm đầu đời ở trẻ.

  • Hội chứng Fragile X: Đây là một tình trạng di truyền có thể ảnh hưởng tới trí tuệ và khả năng phát triển của trẻ.

Thai nhi lớn hơn tuổi thai có nguy hiểm không? Những điều mà cha mẹ cần biết 3 Thai nhi lớn hơn tuổi thai có thể là nguyên nhân từ mẹ hoặc của thai nhi

Thai nhi lớn hơn tuổi thai có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng đến người mẹ

Khi thai nhi quá lớn, bên cạnh việc khiến mẹ cảm thấy vô cùng nặng nề ở những tháng cuối thai kỳ mà có thể làm tăng các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh. Không những thế, khi sinh mẹ còn phải đối mặt với những nguy hiểm về sức khỏe như:

  • Bị tiểu són hoặc tiểu không có kiểm soát do bàng quang đã bị tổn thương.

  • Vết thương sau mổ sinh sẽ lâu lành hơn bình thường.

  • Vỡ tử cung: Đây là một biến chứng trong đó có tử cung bị rách. Điều này có thể gây ra những nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và em bé.

  • Tổn thương âm đạo: Trong khi sinh, thai nhi lớn hơn bình thường có thể gây rách âm đạo và cơ vùng đáy chậu của người mẹ.

  • Chảy máu: Do kích thước thai nhi lớn khiến cho các cơ của tử cung khó có thể co lại như bình thường sau sinh. Vì vậy có thể gây chảy máu nhiều.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Những đứa trẻ gặp tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai, khi sinh ra có nguy cơ bị chấn thương và có thể gặp các vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này nhiều hơn như:

  • Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết: Sau khi chào đời, lượng đường huyết không có nhiều nhưng lượng Insulin vẫn tiếp tục trong cơ thể em bé, dẫn đến nồng độ đường huyết giảm gây hạ đường huyết. Tình trạng này sẽ gây nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, em bé sẽ cảm thấy yếu ớt, phản ứng chậm, ngất lịm hay ngừng thở và nhãn cầu sẽ chuyển động không bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ khiến trẻ bị tổn thương nặng ở não, kém phát triển, thiểu năng trí tuệ.

  • Bị mắc kẹt trong khi sinh.

  • Gãy xương đòn hoặc các xương khác khi sinh.

  • Các vấn đề về hô hấp do bị thiếu oxy.

Thai nhi lớn hơn tuổi thai có nguy hiểm không? Những điều mà cha mẹ cần biết 4 Tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai có thể khiến các bậc cha mẹ lo lắng

Cách chẩn đoán thai nhi lớn hơn tuổi thai

Khi người mẹ mang thai lo lắng về việc em bé có thể mắc tình trạng thai nhi lớn hơn bào thai, bác sĩ sẽ xem xét đầy đủ tiền sử bệnh bao gồm cả những lần mang thai trước đó. Và bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước thai nhi bằng các phương pháp sau:

  • Siêu âm: Phương pháp này giúp bác sĩ xem thai nhi và ước tính kích thước thai nhi trong tử cung.

  • Đo độ mờ da gáy: Với phương pháp này, bác sĩ có thể đo chiều dài của bờ mông, chính là kích thước từ đỉnh tử cung đến xương mu. Nếu kết quả lớn hơn bình thường có thể là dấu hiệu của thai nhi lớn hơn bào thai.

  • Theo dõi mức nước ối: Lượng nước ối trên mức trung bình cho thấy thai nhi có thể đã sản xuất quá nhiều nước tiểu vì thai nhi lớn có thể có lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.

Phương pháp điều trị khi thai nhi lớn hơn tuổi thai

Dựa vào các tình trạng thực tế, bác sĩ sẽ xác định cách điều trị cho thai nhi lớn hơn tuổi thai:

  • Tuổi thai, tiền sử bệnh lý hay tình trạng sức khỏe của mẹ.

  • Mức độ thai nhi lớn hơn tuổi thai.

  • Sự hấp thu của thai đối với thuốc và phác đồ của bác sĩ.

Nếu kết quả kiểm tra trong quá trình thai kỳ cho thấy tình trạng thai nhi có cải thiện, một số bác sĩ có thể đề nghị bạn nên dùng thuốc để sớm chữa trị. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị phương pháp sinh mổ có kế hoạch phụ thuộc vào ước tính siêu âm của trọng lượng thai. Sau khi sinh, em bé sẽ được kiểm tra cẩn thận những tổn thương có thể gặp phải khi sinh.

Chăm sóc thai nhi trước sinh là điều vô cùng quan trọng và cần thiết khi mang thai, đặc biệt là giúp cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con yêu. Hy vọng bài viết trên đây, Nhà thuốc Hưng Thịnh đã cung cấp cho các mẹ những thông tin bổ ích về tình trạng thai nhi lớn hơn tuổi thai. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật vui vẻ và mạnh khỏe.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)