Nhà thuốc Hưng Thịnh

Khi bước vào tuần thai thứ 32, thai nhi sẽ trải qua những bước phát triển và thay đổi vượt bậc về mọi mặt trong cơ thể mẹ. Vậy mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu xem thai 32 tuần phát triển như thế nào và cần lưu ý những gì nhé!

Hành trình mang thai của mẹ đã tròn 8 tháng, và thai nhi được 32 tuần thì hầu hết các cơ quan quan trọng của cơ thể bé, ngoại trừ phổi, đều đã hoàn thiện. Đừng lo lắng, chỉ cần hiểu thai 32 tuần phát triển như thế nào, mẹ đã bước đầu chuẩn bị thật tốt cho những điều tuyệt vời sắp đến đó!

Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

Đến tuần thứ 32 của thai kỳ, em bé tiếp tục phát triển hoàn thiện. Đây được gọi là giai đoạn tập thở của bé. Mẹ có thể thấy nhịp hô hấp của thai nhi bằng cách quan sát nhịp lên xuống của bụng.

Thai 32 tuần phát triển như thế nào? Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 32 tuần 2 Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

Ở thời điểm này, thai nhi 32 tuần đã trải qua những bước phát triển quan trọng, bao gồm:

  • Không chỉ tóc, mà cả móng tay và móng chân đều mọc lên, có thể được nhìn thấy bằng siêu âm. 

  • Lớp lông mềm mượt đã bao phủ làn da của bé trong vài tháng qua (lông tơ) sẽ bắt đầu rụng trong tuần này. 

  • Em bé ngày càng phát triển nhanh: Em bé có thể có chiều dài từ đầu đến mông là 16,9 inch (430mm) và nặng 1755 gam. Mỗi tuần cân nặng của mẹ tăng lên bao nhiêu, thì phân nửa sẽ được chuyển sang cho thai. Cân nặng của thai nhi tăng từ 1/3 đến 1/2 trước khi sinh trong 7 tuần tới để chuẩn bị cho quá trình thích nghi với môi trường ngoài tử cung. 

  • Bé có thể tập trung vào những vật thể lớn không quá xa, khả năng tập trung này vẫn còn cho đến khi sinh ra. 

  • Lúc này, bé thực hiện động tác mở và nhắm mắt, nheo mắt, chớp mắt, tập điều tiết mắt. Khi có ánh sáng mạnh chiếu qua bụng mẹ, em bé có thể tự tránh, nhắm mắt và điều chỉnh đồng tử để hạn chế ánh sáng lọt vào mắt.

Thai 32 tuần phát triển như thế nào? Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 32 tuần 3 Đến tuần thứ 32 của thai kỳ, em bé tiếp tục phát triển hoàn thiện

Những thay đổi của mẹ ở tuần thai thứ 32

Thay đổi về thể chất

Thai nhi ngày càng lớn và chiếm nhiều không gian trong tử cung khiến bụng mẹ ngày càng to, mọi hoạt động, cử động đều khó khăn hơn rất nhiều.

Thai 32 tuần tuổi, mẹ bầu gặp nhiều trở ngại như dáng đi lắc lư, khi ngồi và ngủ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, mẹ còn thường bị tê ngón tay, cổ tay, bàn tay, bàn chân và nhiều vị trí khác, phổi bị chèn ép khiến mẹ bầu khó thở.

Thai 32 tuần phát triển như thế nào? Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 32 tuần 4 Thai 32 tuần tuổi khiến bụng mẹ ngày càng to

Lúc này cơ thể mẹ cũng tiết ra nhiều dịch âm đạo nên cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục. Nếu thấy tiết dịch có mùi hôi hoặc ngứa thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem có bị viêm âm đạo hay không và can thiệp kịp thời để phòng tránh nguy cơ sinh non do viêm âm đạo.

Mẹ bầu còn có thể bị thiếu máu và thiếu dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi.

Những thay đổi về tâm lý và cảm xúc

Giai đoạn tuần thai thứ 32 được coi là giai đoạn quan trọng vì em bé sẽ được sinh ra trong vòng không đầy 2 tháng. Với những người lần đầu làm mẹ có thể cảm thấy lo lắng và nôn nao được gặp con.

Lần mang thai đầu tiên khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật kỹ kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con bạn. Nếu đã từng sinh con, bạn cần hết sức cẩn thận về mọi mặt, đặc biệt là làm sao để gia đình nhanh chóng hòa hợp với thành viên mới. Trẻ sơ sinh cần sự tinh tế và nhạy bén của mẹ để nhận biết và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ. Vì vậy, bạn cần học hỏi thật nhiều, thực hành nhiều lần và chú ý quan sát biểu hiện của trẻ.

Thai 32 tuần phát triển như thế nào? Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 32 tuần 5 Mẹ đừng nên lo lắng quá khi em bé sắp được sinh ra

Mẹ đừng để lo lắng lấn át, hãy dành thời gian chăm sóc tinh thần, thư giãn và suy nghĩ tích cực, chuẩn bị chu đáo cho ngày bé chào đời.

Mẹ cần lưu ý những gì khi mang thai tuần thứ 32?

Ở giai đoạn này, cơ thể bé đã phát triển khá toàn diện. Nếu như em bé đòi ra ngoài sớm thì cũng đã có khả năng tự phản xạ và điều khiển cơ thể của mình. Thế nhưng, trẻ sinh non luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại về sức khỏe và dinh dưỡng. 

Vì vậy, ở giai đoạn này, mẹ nên cảnh giác với các dấu hiệu cảnh báo sinh non:

  • Các cơn co tử cung có thể không đau nhưng có cảm giác như bị thắt chặt ở vùng bụng.

  • Các cơn co thắt kèm theo đau lưng và nặng nề hơn ở xương chậu và đùi dưới.

  • Thay đổi dịch tiết âm đạo: Tiết dịch thành đốm hoặc chảy máu, dịch lỏng rỉ từ âm đạo hoặc dịch đặc lẫn máu. 

Đặc biệt, cần gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nếu bạn có hơn 6 cơn co thắt trong một giờ và mỗi cơn co thắt kéo dài từ 30 đến 45 giây. Khả năng rất cao bé bị sinh non nếu bạn bị chảy máu âm đạo hoặc đau bụng.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu cảm thấy đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ngất xỉu… thì cũng là những triệu chứng bất thường nên cần đến bệnh viện khám ngay lập tức.

Thai 32 tuần phát triển như thế nào? Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 32 tuần 6 Cần đến bệnh viện khám khi có những biểu hiện bất thường

Thai 32 tuần có cần xét nghiệm không?

Sau 32 tuần, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ đi khám sản khoa mỗi tuần một lần để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi mẹ bầu mà có thể được chỉ định kiểm tra:

  • Cân nặng và huyết áp.

  • Lượng protein và đường trong nước tiểu.

  • Nhịp tim của em bé.

  • Sờ bên ngoài cơ thể để đo kích thước và vị trí của thai nhi.

  • Chiều cao từ đáy tử cung.

  • Tình trạng giãn tĩnh mạch và sưng tay chân.

  • Xét nghiệm liên cầu nhóm B.

  • Xem xét các triệu chứng của mẹ, đặc biệt là các triệu chứng bất thường.

  • Mẹ nên lập danh sách các câu hỏi hoặc vấn đề muốn thảo luận với bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng mẹ cần biết cho thai 32 tuần

Ngoài những kiến ​​thức cần thiết cho những thay đổi của cơ thể mẹ và em bé thì còn cần chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng. Điều này là do chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với cả em bé và mẹ để đảm bảo sức khỏe tối ưu cho quá trình sinh nở an toàn và thành công. Dưới đây là một số thực phẩm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu:

  • Protein là một trong ba chất dinh dưỡng thiết yếu giúp bé tăng cân nhanh chóng, lên đến 200 gam mỗi tuần. Các mẹ nên bổ sung nguồn protein như cá, trứng, sữa, bơ và các loại đậu. Khi thai nhi được 32 tuần tuổi, mẹ cần bổ sung khoảng 75 – 100 gam protein mỗi ngày.

  • Chất béo: Các axit béo như omega-3 có trong cá thu và cá hồi giúp não bộ của bé phát triển nhanh chóng, giúp bé thông minh hơn.

  • Chất xơ: Nếu mẹ bầu muốn ngăn ngừa táo bón trong giai đoạn cuối này, hãy ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ như gạo lứt, bánh mì, đậu các loại, ngô, bông cải xanh.

  • Vitamin C: Là chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai ở tuần thứ 32 của thai kỳ. Các mẹ nên bổ sung khoảng 75mg vitamin C mỗi ngày, có nhiều trong các loại trái cây như cam, chanh, ổi, bưởi…

  • Sắt: Nếu mẹ không cung cấp đủ sắt cho cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ sinh con thiếu tháng hoặc nhẹ cân sau khi sinh. Ngoài ra, sắt giúp cơ thể mẹ sản xuất nhiều máu hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy việc bổ sung đủ sắt khi mang thai là rất quan trọng.

  • Canxi: Canxi có khả năng giúp trẻ phát triển hệ xương toàn diện, từ đó hạn chế các bệnh về xương khớp sau này. Để cung cấp canxi cho cơ thể mẹ, khi mang thai nên ăn hải sản, phomai, sữa…

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong giai đoạn này rất quan trọng nên cần được bác sĩ chuyên môn tư vấn để cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết hàng ngày cho mẹ và em bé được khỏe mạnh.

Qua tìm hiểu thai 32 tuần phát triển như thế nào, chắc hẳn mẹ đã biết đây là giai đoạn thai kỳ rất quan trọng và nhạy cảm, khả năng sinh non rất cao, có thể gây nhiều biến chứng nặng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, ở giai đoạn này, mẹ nên khám thai thường xuyên và cần làm các xét nghiệm máu và nước tiểu cần thiết để đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)