Nhà thuốc Hưng Thịnh

Thai 19 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ bầu cần lưu ý những gì trong giai đoạn này? đang là những thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Mời bạn đọc cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu và giải đáp thắc mắc thông qua bài viết bên dưới đây.

Khi thai nhi được 19 tuần tuổi đồng nghĩa với việc mẹ đã hoàn thành được 5 tháng thai kỳ và lúc này cơ thể cũng sẽ có nhiều sự thay đổi ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. Vậy bào thai 19 tuần tuổi sẽ phát triển như thế nào và cơ thể mẹ có những thay đổi ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 19 tuổi

Đầu tiên, thai 19 tuần là bao nhiêu tháng? Thai 19 tuần tuổi tức là bà bầu đang ở tháng thứ 5 thai kỳ. Thai nhi 19 tuần tuổi có kích thước chỉ bằng một quả chuối lớn và có cân nặng khoảng 250g và chiều dài tầm 20cm tính từ đỉnh đầu đến chân.

Lúc này mẹ có thể cảm nhận được thai 19 tuần máy như thế nào? Bé sẽ có những cử động đầu tiên và duy trì từ tuần 18 – tuần 20 của thai kỳ. Một số hành động không ý thức của bé trong giai đoạn này như mút ngón cái, vẫy đạp nhẹ, xoay người là những cử động mà mẹ có thể nhận thấy khi đặt tay lên bụng.

Lúc này cơ thể bé đang dần hình thành một lớp vernix – lớp sáp trắng có tác dụng bảo vệ làn da non yếu của bé, hoạt động như một chất bôi trơn giúp bé đi qua kênh sinh dễ hơn, tránh cho làn da tiếp xúc trực tiếp với nước ối, phòng ngừa các tác nhân gây nhiễm trùng. Lớp sáp này sẽ dần mất đi vào cuối thai kỳ.

Thai 19 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng ra sao? Những thay đổi của cơ thể mẹ và bé 1

Thai nhi 19 tuần tuổi đã có những cử động đầu tiên

Cơ thể thai nhi 19 tuần tuổi sẽ bắt đầu hình thành một lớp chất béo với chức năng giữ ấm cho bé, lớp mỡ này sẽ tiếp tục hình thành và phát triển nhanh chóng trong 3 tháng cuối thai kỳ để bảo vệ cơ thể bé.

Trong giai đoạn thai 19 tuần tuổi, bé sẽ uống nước ối và tiêu hóa, sau đó sẽ thải ra nước tiểu trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Các chất thải sẽ được tích tụ hình thành trong ruột và sẽ thải ra trong lần đầu tiên đi tiêu của bé.

Các giác quan dần trở nên nhạy cảm và phát triển nhanh hơn, mầm răng bắt đầu hình thành và những cọng tóc con đầu tiên được mọc ra. Giai đoạn nào bé cũng sẽ bắt đầu nhạy cảm hơn với những âm thanh bên ngoài, vì thế mẹ nên tích cực nói chuyện với bé nhiều hơn để bé cảm nhận và quen dần với giọng nói của mẹ.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 19 tuần tuổi

Khi mang thai đến tuần thứ 19, mẹ sẽ cảm nhận được nhiều thay đổi của thai nhi và chính cơ thể của mẹ, cụ thể:

  • Cơ thể mẹ đang tích cực sản sinh thêm máu mới để cung cấp cho cơ thể mẹ và bé. Lúc này mẹ có thể bị nghẹt mũi, chảy máu cam tần suất nhiều hơn do lượng máu lưu chuyển tăng lên.

  • Trọng lượng cơ thể cũng tăng lên nhanh chóng do thai nhi phát triển khiến mẹ cảm nhận được những cơn đau lưng và xương chậu do bào thai lớn nhanh chèn ép các cơ quan lân cận.

  • Dung tích phổi của mẹ của được tăng lên vì thế nhịp thở cũng sẽ nhanh hơn và khiến mẹ nhiều lúc có cảm giác bị hụt hơi.

  • Hệ thống cơ quan tuần hoàn được mở rộng và thai phụ sẽ có huyết áp thấp hơn ngưỡng bình thường. Chính vì thế mẹ bầu sẽ thường bị chóng mặt, nôn nao, buồn nôn nên thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi quá nhanh.

  • Lúc này mẹ sẽ cảm nhận được sự vẫy đạp của thai nhi trong những thời gian nhất định do thai nhi đang dần phát triển chu kỳ giấc ngủ. Thai nhi đạp với tần suất nhiều lần cho thấy bé đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Trường hợp nếu mẹ nhận thấy bé đạp ít đi hoặc tần suất đạp giảm dần một cách bất thường thì nên đi khám bác sĩ ngay.

Thai 19 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng ra sao? Những thay đổi của cơ thể mẹ và bé 2

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 19 tuần tuổi

Những điều cần lưu ý khi mang thai 19 tuần tuổi

Có thể thấy thai 19 tuần tuổi sẽ là một giai đoạn mới bắt đầu cho sự hình thành và phát triển cơ thể của bé. Sự thay đổi của hormone mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ bị ảnh hưởng. Vì thế trong giai đoạn này mẹ cần lưu ý một số điều sau để giúp cơ thể cân bằng và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong những giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.

Vận động nhẹ nhàng

Trong quá trình mang thai, mẹ nên duy trì vận động nhẹ nhàng để giúp lưu thông máu hiệu quả. Tránh nằm ỳ một chỗ hoặc duy trì một tư thế đứng hay ngồi quá lâu khiến máu không lưu thông tốt. Đặc biệt là hạn chế tư thế ngồi vắt chéo chân khiến chèn ép các cơ ở đùi dẫn đến các cơ tê cơ hoặc bị chuột rút.

Nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, vận động mỗi ngày để giúp cơ thể nhẹ nhàng, cải thiện sức khỏe và giúp quá trình sinh nở sau này thuận lợi hơn.

Kiểm soát tình trạng nấm men

Giai đoạn này do ảnh hưởng từ sự thay đổi của hormone nên mẹ bầu thường dễ bị nhiễm trùng nấm men hơn các giai đoạn khác của thai kỳ. Vì thế mẹ cần chú ý và nên đi gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể để được tư vấn và có phương hướng điều trị kịp thời.

Thai giáo cho bé

Đây là thời điểm và các giác quan của bé đang dần phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là thính giác, vì thế mẹ và người thân nên tăng cường trò chuyện cùng bé hoặc tiếp xúc với bé gián tiếp qua động tác xoa bụng để kích thích giác quan của bé và tạo sự gắn kết giữa bé với các thành viên khác trong gia đình.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Để cả hai mẹ con phát triển khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai thì mẹ nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cả mẹ và bé. Giai đoạn này mẹ nên tích cực bổ sung thêm sắt để giúp cơ thể sản sinh đủ máu nuôi cơ thể.

Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa để giúp hệ tiêu hóa không bị quá tải dẫn đến tích tụ hơi trong dạ dày gây ra các triệu chứng ợ hơi, khó tiêu và buồn nôn. Bổ sung thêm nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn để phòng tránh tình trạng táo bón.

Thai 19 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng ra sao? Những thay đổi của cơ thể mẹ và bé

Nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé

Tầm soát dị tật thai nhi và khám thai định kỳ

Tầm soát dị tật và khám thai định kỳ và một trong những việc quan trọng mà mẹ cần thực hiện đều đặn mỗi kỳ. Đặc biệt là thai 19 tuần tuổi sẽ là cột mốc mà mẹ cần lưu ý để làm một số xét nghiệm sàng lọc như:

  • Kiểm soát cân nặng của mẹ để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ để có chế độ ăn uống hợp lý.

  • Nhận biết các dấu hiệu sinh sớm đối với các thai phụ có tiền sử đa thai, sảy thai hoặc sinh non để từ đó có phương pháp dưỡng thai hiệu quả, giúp bé chào đời đủ tháng và khỏe mạnh.

  • Việc xét nghiệm nước tiểu thông qua khám thai định kỳ sẽ giúp phát hiện các nguy cơ bệnh tật về tiểu đường, bệnh lây lan qua đường tình dục.

Trên đây là toàn bộ bài viết “Thai 19 tuần phát triển như thế nào?” mà bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sự phát triển của thai nhi 19 tuần tuổi để có thể chủ động chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất và có một quá trình mang thai và sinh nở thuận lợi thông qua việc chuẩn bị các kiến thức về hành trình mang thai. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)