Nhà thuốc Hưng Thịnh

Men răng là lớp phủ bên ngoài của răng, là lớp bảo vệ những phần bên trong của răng. Nếu như men răng suy yếu sẽ ảnh hưởng đến chức năng của răng và sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, men răng sẽ có khả năng mòn và hư hỏng theo thời gian, do đó mọi người hết sức lo lắng men răng có thể tự phục hồi không?

Men răng là lớp quan trọng của răng vì mất đi lớp men răng gần như răng trở nên nhạy cảm và không thể thực hiện chức năng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe chung. Song, sau một thời gian sử dụng lớp men này sẽ bị mài mòn và hư hỏng bởi nhiều tác nhân khác nhau. Do đó, hầu như mọi người đều lo lắng và đặt ra thắc mắc men răng có thể tự phục hồi không? Để giải đáp vấn đề này, cùng theo dõi bài viết này nhé. 

Men răng là gì?

Để giải đáp thắc mắc liệu rằng men răng có thể tự phục hồi không thì trước tiên cần tìm hiểu về men răng. Men răng là lớp ngoài cùng, bao phủ lấy răng. Lớp men răng này rất cứng chắc, được xem là lớp cứng nhất trong cơ thể con người. Thành phần của men răng là các khoáng chất với 96%. Trong đó, chủ yếu là flour và canxi tồn tại ở dạng canxi phosphat kết tinh. 

Men răng sẽ bị mài mòn theo thời gian Men răng có chứa tới 96% là khoáng chất

Nhiệm vụ chính của men răng là bảo vệ những phần mô mềm và dễ tổn thương bên trong răng như ngà răng và tủy răng. Từ đó, ngăn không cho vi khuẩn, các tác nhân gây hại tấn công những thành phần này. Đồng thời, men răng có khả năng chịu được nóng, lạnh, acid, kiềm nên giúp răng ăn nhai bình thường, mà không bị ê buốt, đau nhức. 

Chính vì thế, mà khi lớp men này bị mấy đi, bị mài mòn sẽ không còn bảo vệ được nữa mà làm răng trở nên nhạy cảm hơn tạo nên những cảm giác ê buốt. 

Men răng có thể tự phục hồi không?

Cơ thể con người rất kỳ diệu, nếu như chúng ta gãy xương thì thời gian sau xương sẽ được tái tạo và lành thương, nếu như đứt tay, đứt chân, các vết thương trên da thì cũng từ từ mà lành lại. Thế nhưng, đối với men răng cơ thể không có cơ chế tự phục hồi lại. Men răng đã bị mài mòn, đã mất đi thì không có cách nào phục hồi được. 

Vì men răng là mô cứng, được sản sinh từ các nguyên bào men trong quá trình mà răng phát triển. Sau khi răng đã phát triển hoàn toàn, răng nhổ hết ra ngoài thì nguyên bào men cũng dần chết đi. Do đó, răng không còn chứa tế bào sống, nên không thể phục hồi men răng. 

Men răng có thể tự phục hồi không? Men răng có thể tự phục hồi không? 

Nắm được kiến thức này rất quan trọng, để mọi người ý thức hơn trong chăm sóc và vệ sinh răng miệng, bảo vệ men răng từ đó có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện. 

Vì sao phải phục hồi men răng?

Men răng mỏng mang lại nhiều bất lợi cho răng. Dấu hiệu mà dễ nhận biết nhất chính là răng nhạy cảm. Sự nhạy cảm này thể hiện qua những kích ứng ở tủy răng khi ăn thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt.

Men răng cần được phục hồi càng sớm càng tốt vì răng ê buốt làm bạn mất hứng thứ với đồ ăn, dần dần bỏ bữa, chán ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể vì thiếu dinh dưỡng,… Ngoài ra, các cơn ê buốt còn xuất hiện vào những thời điểm khác nhau trong ngày, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt, công việc. 

Bên cạnh đó, mất đi men răng cũng gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, áp xe chân răng, viêm nha chu, viêm tủy răng, cùng các bệnh lý khác.

Để có thể phục hồi men răng này, chỉ có thể thực hiện bằng cách nhân tạo. Tùy vào nhu cầu và độ hư hỏng của men răng mà bác sĩ có thể tư vấn cho bạn bọc răng sứ hay tráng men răng để cải thiện. Thực hiện các kỹ thuật trong nha khoa không chỉ cải thiện men răng, bảo vệ răng mà còn cải thiện thẩm mỹ và màu sắc cho răng. 

Cần thực hiện phục hồi men răng càng sớm càng tốt Vì sao phải phục hồi men răng?

Cách bảo vệ men răng tại nhà

Men răng không thể tự hồi phục vì thế biện pháp tốt nhất là bảo tồn lớp men răng hiện có của bạn. Bạn có thể chăm sóc, bảo vệ men răng từ những thói quen hằng ngày. 

  • Vệ sinh răng miệng: Đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, không dùng lực mạnh khi chải. Đảnh răng theo đúng kỹ thuật, nghiêng bàn chải góc 45 độ, chải từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới để làm sạch răng, loại bỏ vi khuẩn, mảng bảm, thức ăn thừa. Duy trì thói quen súc miệng với nước muối, nước súc miệng sau ăn để diệt khuẩn và làm sạch khoang miệng 
  • Dùng dụng cụ nha khoa hỗ trợ: Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch răng, lấy thức ăn thừa mắc ở kẽ răng, không dùng tăm tre xỉa răng. 
  • Sử dụng kem đánh răng có flour: Có thể ngăn sâu răng cũng hạn chế tình trạng mất khoáng
  • Hạn chế những thực phẩm giàu đường, acid: Vì đường có tính axit cao, khi tương tác với vi khuẩn trong miệng bằng cách phá vỡ men răng. Những thực phẩm giàu acid cũng làm mòn men răng theo thời gian.
  • Nhai kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su giúp tăng tiết nước bọt, giảm sâu răng. Ngoài ra, chúng hoạt động như một hàng rào ngăn sự mất khoáng chất. 
  • Chế độ dinh dưỡng: Cần bổ sung chất dinh dưỡng như trái cây, rau ranh, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước lọc không chỉ thanh lọc, tốt cho sức khỏe cơ thể mà còn tăng tiết nước bọt, đẩy lùi sâu răng, rửa trôi các thực phẩm giàu acid, đường sau khi ăn.
  • Loại bỏ thói quen xấu: Nghiến răng, cắn móng tay,… là những thói quen xấu làm tổn hại men răng và gây ê buốt răng.
  • Khám răng định kỳ: Việc khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần giúp nâng cao sức khỏe răng miệng, kịp thời khắc phục những trường hợp, bệnh lý ở răng sớm nhất.

Bên cạnh đó, tái khoáng men răng cũng là một trong những biện pháp có thể giúp giải quyết các vấn đề men răng. Đây là phương pháp đẩy canxi và phốt phát trở lại răng và làm cứng men răng.

Như vậy, qua những thông tin trong bài viết, mọi người cũng nắm được men răng có thể tự phục hồi không cùng các vấn đề liên quan. Do đó, trong mỗi người hãy có chế độ chăm sóc và bảo vệ răng miệng thật tốt nhé. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

-->