Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt nổi tiếng và ưa thích của người Việt Nam. Tuy nhiên món ăn này chứa một lượng lớn calo và không có lợi cho sức khỏe. Rất nhiều người thắc mắc rằng không biết bánh tráng trộn bao nhiêu calo và chúng ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Việc tìm hiểu calo trong mỗi món ăn là điều cần thiết để điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Vậy bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Hưng Thịnh để tìm hiểu nhé.

Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?

Bánh tráng trộn bắt nguồn từ việc các làng nghề làm bánh tráng ở tỉnh Miền Tây cắt bỏ phần thừa để chiếc trông đẹp mắt hơn hoặc những chiếc bánh vỡ, không dùng được. Mọi người sử dụng những mảnh bánh tráng thừa này như món ăn vặt lúc rảnh rỗi. Sau đó người dân sáng tạo thêm cho món ăn này đặc sắc bằng cách cho thêm muối tôm, sa tế, chút hành phi, bò khô, xoài và trứng cút… Trải qua thời gian và nhiều cách chế biến khác nhau chúng ta có món bánh tráng trộn như ngày hôm nay.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu: Trung bình trong 100 gam bánh tráng trộn sẽ có khoảng 300 calo, trong đó bao gồm: 16 gam chất béo, 33 gam carbon và 5 gam protein, tuy nhiên chất bột đường lại chiếm tới 94.5%.

Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? 1 Bánh tráng trộn bao nhiêu calo là câu hỏi được nhiền tín đồ của món ăn này quan tâm

Một người trưởng thành một ngày cần được cung cấp khoảng 1.800 – 2.000 calo để cơ thể duy trì sức khỏe và các hoạt động hàng ngày. Nếu một ngày chúng ta ăn một bịch bánh tráng trộn 200 gam thì cơ thể đã nạp được khoảng 600 calo, chiếm ⅓ tổng số calo trong ngày. Là bữa ăn phụ nhưng bánh tráng trộn đã chiếm tỷ lệ lớn năng lượng cần nạp trong ngày. Điều này sẽ khiến cơ thể rất dễ hấp thụ thừa calo, gây ra tình trạng thừa cân.

Bên cạnh việc cung cấp thừa calo thì các chất trong bánh tráng trộn cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Vì vậy mọi người không nên ăn quá nhiều bánh tráng trộn, đặc biệt là các bạn đang giảm cân hay tập thể hình.

Ăn nhiều bánh tráng trộn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Mặc dù bánh tráng trộn là món ăn rất ngon và hấp dẫn nhưng món ăn này lại mang đến nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người.

Rối loạn tiêu hóa

Bánh tráng trộn chứa rất nhiều thành phần, một vài loại chứa hàm lượng lớn axit béo no khiến cho người ăn thường có cảm giác khó chịu, chướng bụng. Nếu bạn ăn nhiều, hàm lượng axit béo này sẽ tích tụ tại ở dạ dày rồi sau đó gây ra hiện tượng tắc nghẽn và làm rối loạn quá trình tiêu hóa của cơ thể, dễ gây ra tình trạng buồn nôn và mệt mỏi. 

Hơn nữa bánh tráng trộn chứa nhiều thành phần có tính cay nóng như tương ớt, bò khô. Ăn nhiều những thực phẩm như này dễ khiến dạ dày bị viêm loét. Vì vậy, các bạn có đường ruột kém hoặc trẻ em thì nên hạn chế ăn bánh tráng trộn.

Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? 2 Ăn nhiều bánh tráng trộn dễ gây ra đau bụng

Tiềm ẩn nguy cơ ung thư

Những gia vị như bột ớt, hành phi, dầu ăn trong bánh tráng trộn thường được sơ chế một lần với số lượng nhiều, do đó sẽ bị để lâu. Trong môi trường tiếp xúc với oxy, các chất trong gia vị sẽ bị oxy hóa, tạo ra nhiều chất độc hại. Không những thế, bánh tráng trộn được mua ở ngoài cũng không đảm bảo an toàn vệ sinh.

Do đó, ăn nhiều bánh tráng trộn sẽ làm tích tụ các chất độc trong cơ thể, lâu dần dẫn tới ung thư và các bệnh mãn tính khác cho cơ thể. Cùng với bánh tráng trộn, các đồ ăn vặt vỉa hè cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao. 

Các bệnh lý về gan thận

Tại một số địa điểm, nhất là vỉa hè, lề đường bánh tráng trộn thường được chế biến không sạch sẽ. Dầu ăn không đảm bảo chất lượng hoặc được sử dụng lại nhiều lần. Dầu ăn khi này sẽ chuyển thành axit béo no, tích tụ lại trong cơ thể và gây ra các vấn đề cho gan và thận. Một số bệnh gan thận có thể mắc phải là sỏi thận, viêm túi mật, suy gan, suy thận… Do vậy để ăn bánh tráng nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe, mọi người nên tự làm tại nhà hoặc mua ở các cửa hàng uy tín. 

Những điều cần chú ý khi ăn bánh tráng trộn

Việc từ bỏ ăn bánh tráng trộn là một điều vô cùng khó, nhất là những người nghiện món này. Vì vậy khi ăn bánh tráng trộn mọi người nên chú ý một số điều sau để tránh bánh tráng trộn ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.

  • Chỉ nên ăn bánh tráng trộn 1 – 2 lần mỗi tuần.

  • Sau khi ăn nên uống nhiều nước.

  • Ăn bánh tráng trộn trước bữa chính ít nhất 1 tiếng.

  • Ăn tối đa 50 gam bánh tráng trộn mỗi lần.

  • Nên ăn cùng với các loại rau củ giàu Vitamin C và chất xơ.

  • Hạn chế ăn món ăn này vào buổi tối vì sẽ khiến cơ thể khó tiêu và mất ngủ.

  • Nên tự chế biến bánh tráng trộn tại nhà để đảm bảo chất lượng vệ sinh. 

  • Thường xuyên tập luyện để đốt cháy năng lượng dư thừa trong cơ thể, nhằm tạo ra một vóc dáng khỏe mạnh.

Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? 3 Thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh

Cách làm bánh tráng trộn tại nhà an toàn

Nguyên liệu trong bánh tráng trộn rất dễ mua và giá thành rẻ, do vậy mọi người hoàn toàn có thể tự làm tại nhà.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bánh tráng gạo với lượng vừa đủ. Nên lựa loại bánh gạo dai và không bị nát.

  • Tép khô, khô bò.

  • Lạc rang.

  • Hành phi.

  • Xoài xanh (nên chọn quả chua).

  • 3 quả quất. Nếu không có quất có thể thay bằng chanh. 

  • Ớt bột.

  • Muối ớt.

  • Sa tế.

  • Dầu điều.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, lấy bánh tráng cắt thành các sợi có độ dài vừa ăn.

  • Tiếp theo, cho bánh tráng vào trong một cái bát lớn, sau đó cho một ít sa tế cùng dầu điều.

  • Thêm các nguyên liệu khác như muối ớt, bò khô, hành phi vào trong bát rồi trộn đều lên.

  • Vắt quất hoặc chanh vào bát để sợi bánh mềm, thấm vị và có thêm vị chua.

  • Bước tiếp theo, cho xoài đã được bào sợi vào trộn cùng. Nêm nếm, điều chỉnh gia vị vừa miệng lại lần nữa.

  • Cuối cùng rắc đậu phộng lên trên bánh tráng vừa trộn là hoàn thành món bánh tráng trộn.

Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? 4 Mọi người có thể dễ dàng làm bánh tráng trộn tại nhà để đảm bảo vệ sinh

Với những bạn đang giảm cân, có thể điều chỉnh công thức bằng cách cho ít các nguyên liệu giàu chất béo như hành phi, dầu điều, bò khô và sa tế. Bánh tráng trộn ít dầu mỡ sẽ đỡ gây hại cho cơ thể hơn.

Như vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, mọi người chỉ nên ăn bánh tráng trộn một cách vừa đủ. Trẻ em hoặc những người luyện tập thì nên hạn chế món ăn này một cách tối đa. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp các bạn biết được bánh tráng trộn bao nhiêu calo, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh và đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nhà Thuốc Hưng Thịnh để cập nhập thêm kiến thức nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)