Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bất cứ trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ nào cũng có nguy cơ mắc tật dính thắng lưỡi. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ và độ tuổi của trẻ mà sẽ có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Việc trẻ bị dính thắng lưỡi khiến cho các bậc cha mẹ không thể không lo lắng.

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 5% trẻ sơ sinh mắc tật dính thắng lưỡi. Vậy tật dính thắng lưỡi là gì? Phương pháp điều trị dị tật này ra sao? Hãy cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về dính thắng lưỡi ở trẻ em

Tật dính thắng lưỡi là gì?

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh mà bất kì trẻ nào cũng có nguy cơ mắc phải do dây thắng lưỡi – một lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi bị ngắn dẫn đến hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Ngoài ra, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ gặp phải khó khăn khi bú từ đó ảnh hưởng đến thể chất của trẻ.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân dẫn đến tình trạng dính thắng lưỡi. Tuy nhiên, đã có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng: Dính thắng lưỡi có liên quan đến yếu tố di truyền.

Tật dính thắng lưỡi là gì? Những điều cần biết về tật dính thắng lưỡi ở trẻ em 1 Tật dính thắng lưỡi có thể là kết quả của di truyền

Biểu hiện của tật dính thắng lưỡi

Tùy thuộc vào mức độ và lứa tuổi của bé mà tật dính thắng lưỡng sẽ có những biểu hiện khác nhau, bao gồm:

  • Hạn chế cử động của lưỡi do dây thắng lưỡi ngắn.

  • Đầu lưỡi của trẻ không thè ra bên ngoài môi được đồng thời không thể chạm vào nóc vòm họng.

  • Khi trẻ khóc, đầu lưỡi có hình trái tim, mặt khác khi trẻ thè lưỡi thì đầu lưỡi lại có hình vuông hoặc hình nhọn.

  • Ở trẻ mắc tật dính thắng lưỡi, các răng cửa hàm dưới của trẻ có xu hướng bị nghiêng hoặc bị hở.

  • Dính thắng lưỡi khiến trẻ gặp khó khăn khi bú và việc phát âm của trẻ.

Thông qua việc quan sát kết hợp đo chiều dài dây thắng lưỡi, các bác sĩ có thể chẩn đoán được liệu trẻ có đang mắc tật dính thắng lưỡi hay không. 

Tật dính thắng lưỡi là gì? Những điều cần biết về tật dính thắng lưỡi ở trẻ em 2 Biểu hiện của tật dính thắng lưỡi ở trẻ 

Phân loại mức độ tật dính thắng lưỡi ở trẻ

Chiều dài của thắng lưỡi được xác định từ vị trí bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi. Dựa vào chiều dài của thắng lưỡi, các bác sĩ chia tật dính dây thắng lưỡi làm 4 mức độ, cụ thể:

  • Mức độ 1 (trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ): Chiều dài thắng lưỡi của trẻ đo được dao động trong khoảng từ 12 – 16 mm.

  • Mức độ 2 (trẻ bị dính thắng lưỡi trung bình): Chiều dài thắng lưỡi trong khoảng từ 8 – 11 mm.

  • Mức độ 3 (trẻ bị dính thắng lưỡi nặng): Chiều dài thắng lưỡi đo được trong khoảng 3 – 7 mm.

  • Mức độ 4 (trẻ bị dính thắng lưỡi hoàn toàn): Chiều dài thắng lưỡi dưới 3 mm.

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh và không gây ra bất cứ nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dính thắng lưỡi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhỏ.

  • Như đã đề cập ở trên, dính thắng lưỡi gây ảnh hưởng đến chức năng bú và nuốt của trẻ khiến việc ăn uống của trẻ gặp nhiều khó khăn hơn, trẻ dần biếng ăn khiến quá trình phát triển cân nặng của trẻ bị chững lại hay nói cách khác là ảnh hưởng đến thể chất của trẻ.

  • Dính thắng lưỡi ảnh hưởng nhiều đến việc phát âm của trẻ. Khi trẻ bước vào giai đoạn tập nói, trẻ không chỉ nói khó mà còn nói ngọng, thậm chí là chậm nói từ đó ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ.

  • Trong một số trường hợp, tật dính thắng lưỡi có thể đẩy các răng cửa hàm dưới nghiêng, có khe thưa và xô lệch dẫn đến ảnh hưởng thẩm mỹ, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Tật dính thắng lưỡi là gì? Những điều cần biết về tật dính thắng lưỡi ở trẻ em 3 Dính thắng lưỡi ở trẻ em – nỗi lo của các bậc cha mẹ

Phương pháp điều trị tật dính thắng lưỡi ở trẻ em

Hướng điều trị tật dính thắng lưỡi ở trẻ

Ngay khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu của tật dính thắng lưỡi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá chính xác mức độ dính thắng lưỡi từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp.

  • Trường hợp trẻ sơ sinh mắc tật dính thắng lưỡi ở mức độ 1 và mức độ 2, bác sĩ sẽ chỉ định tiếp tục theo dõi thêm. Trên thực tế, các trường hợp trẻ dính thắng lưỡi nhẹ hầu như không ảnh hưởng hoạt động ăn uống cũng như phát âm, đặc biệt là có thể tự điều chỉnh ổn.

  • Trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi ở mức độ 3 và độ 4 gây ảnh hưởng đến việc ăn uống thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt thắng lưỡi sớm. Khi dính thắng lưỡi gây ra ảnh hưởng cho việc phát âm thì cần cắt thắng lưỡi cho trẻ trước giai đoạn trẻ phát triển ngôn ngữ.

Tật dính thắng lưỡi là gì? Những điều cần biết về tật dính thắng lưỡi ở trẻ em 2 Việc thăm khám giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho trẻ

Phương pháp cắt thắng lưỡi

Tùy vào lứa tuổi trẻ mắc tật dính thắng lưỡi mà bác sĩ có thể cắt dính thắng lưỡi bằng các hình thức khác nhau:

  • Khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, bác sĩ hoàn toàn có thể chỉ cần bôi tê và tiêm tê cho trẻ sau đó dùng dao điện để cắt thắng lưỡi.

  • Tuy nhiên, với trường hợp trẻ lớn hơn, bác sĩ sẽ chỉ định cắt dây thắng lưỡi dưới hình thức gây tê hoặc gây mê sau đó dùng dao mổ hoặc máy cắt đốt chuyên dụng để cắt thắng lưỡi và khâu lại.

Để an toàn cho trẻ, các bậc phụ huynh cần tìm đến các địa chỉ phòng khám cũng như bệnh viện uy tín, cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giỏi và có trình độ chuyên môn cao để việc phẫu thuật cách thắng lưỡi được diễn ra nhanh chóng, an toàn tránh những biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc trẻ sau cắt dây thắng lưỡi

Dưới đây là một vài lưu ý sau khi trẻ cắt thắng lưỡi mà các bậc phụ huynh cần nắm được:

  • Ngay tại vị trí cắt, thường xuất hiện các vết màu trắng. Đừng lo lắng, hiện tượng này sẽ tự hết trong một vài tuần.

  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Thận trọng trong việc theo dõi và chăm sóc cho trẻ: Không cho trẻ cắn hoặc ngậm bất kì vật cứng nào tránh tình trạng chảy máu, không để trẻ sờ tay vào vị trí cắt thắng lưỡi tránh nhiễm trùng. 

  • Trong những ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, nguội và tránh ăn đồ ăn nóng.

  • Vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày, vệ sinh sau ăn đồng thời cho trẻ uống nhiều nước để giúp làm sạch khoang miệng.

  • Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ tập một số bài tập vận động lưỡi để lưỡi có sự linh hoạt trong chuyển động và giảm nguy cơ để lại sẹo cho trẻ.

Tật dính thắng lưỡi là gì? Những điều cần biết về tật dính thắng lưỡi ở trẻ em 5 Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng giúp ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ sau phẫu thuật

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ tuy không nguy hiểm nhưng vẫn cần được phát hiện và can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng đến thể chất cũng như sự phát triển ngôn ngữ và thẩm mỹ của trẻ sau này.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề tật dính thắng lưỡi ở trẻ mà Nhà Thuốc Hưng Thịnh muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên truy cập vào trang web của Nhà Thuốc mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác nữa bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)