Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trám răng là một trong những kỹ thuật được sử dụng rộng rãi hiện nay để cải thiện các vấn đề răng miệng. Bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại thì việc trám răng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Tìm hiểu về tác hại trám răng cũng như biết được các phương pháp hạn chế tác hại trám răng là việc làm cần thiết trước khi bạn tiến hành thực hiện kỹ thuật này.

Kỹ thuật trám răng tuy được đánh giá là một phương pháp chỉnh nha tương đối đơn giản nhưng vẫn có những tác hại nhất định. Tác hại trám răng thường gặp là gì? Có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho bạn những thông tin hữu ích.

Trám răng là gì?

Trám răng hay còn gọi là hàn răng là một kĩ thuật nha khoa sử dụng các vật liệu nhân tạo chuyên dụng để bồi đắp, lấp kín những mô răng trống do bị tổn thương hay phá hủy, từ đó giúp khôi phục lại hình dạng và chức năng của răng. Phương pháp trám răng hiện nay còn được ứng dụng để nâng cao tính thẩm mỹ răng miệng và cải thiện khả năng ăn nhai.

Những trường hợp nên đi trám răng:

  •  Cải thiện vấn đề răng thưa: Trám răng thưa đang là giải pháp được chỉ định nhiều hiện nay.

  •  Người có răng bị vỡ, sứt, mẻ do bị tai nạn, chấn thương, gây mất thẩm mỹ dẫn đến tự ti trong giao tiếp.

  • Khắc phục tình trạng sâu răng do nhiễm vi khuẩn hay do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Trám răng sẽ giúp khắc phục những lỗ sâu nhỏ còn đối với những lỗ sâu đã quá lớn thì cần can thiệp thêm các kỹ thuật chỉnh nha khác.

  • Người có dấu hiệu bị mòn răng: Khi đó trám răng sẽ giúp bảo vệ lớp ngà răng, tránh ê buốt khi ăn các đồ ăn nóng, lạnh.

  •  Trám răng ở bề mặt nhai, các vị trí võng, trũng ở răng để phòng ngừa sâu răng.

  • Nâng cao tính thẩm mỹ: Răng bị xỉn màu, ố vàng do thời gian hay thức ăn thì việc trám răng sẽ giúp răng trắng hơn, cải thiện màu sắc cho răng.

Trám răng giúp lấp kín các mô răng bị trống Trám răng giúp lấp kín các mô răng bị trống

Tuy kĩ thuật trám răng khá an toàn nhưng trong một số trường hợp vẫn có những tác hại nhất định mà không phải ai cũng biết.

Những tác hại trám răng thường gặp phải

Hàn trám răng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của bạn nếu thực hiện sai kỹ thuật ở những cơ sở kém uy tín, chất liệu sử dụng trám răng không đặt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Những tác hại của việc trám răng phổ biến bao gồm:

Ảnh hưởng đến các răng xung quanh, tăng nguy cơ sâu răng lân cận

Theo thống kê, có khá nhiều trường hợp gặp phải tình trạng sau khi trám răng thì các răng bên cạnh bị sâu. Nguyên nhân dẫn đến tác hại này ban đầu được xác định là do các vết trám sần sùi, thô ráp nên khi ăn thức ăn sẽ dễ mắc vào.

Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, tại những vị trí đó vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển dẫn đến sâu răng. Trên thực tế khi thực hiện trám răng, nếu các bác sĩ không tiến hành lấy hết tủy bị viêm ở vùng răng sâu trước khi hàn lại thì cũng có thể gây ra tình trạng trên.

Vết trám bị bong tróc, hở sau một thời gian

Một trong những tác hại của việc trám răng thường gặp là các vết trám bị bong ra chỉ sau một thời gian ngắn. Các vết trám trung bình sẽ có độ bền từ vài năm cho đến hàng chục năm phụ thuộc vào vật liệu trám, tay nghề của bác sĩ và cách vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Nếu chỉ sau vài tháng các vết trám bị bong thì có thể do sử dụng chất liệu kết dính chất lượng kém hay tay nghề của bác sĩ thực hiện không đảm bảo. Sẽ rất nguy hiểm nếu vết trám bong ra thành từng lỗ nhỏ mà không được phát hiện kịp thời. Khi đó các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và gây tái sâu răng trở lại. Khi phát hiện các vết trám có dấu hiệu bong tróc cần đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành hàn lại.

Răng ê buốt, đau nhức kéo dài

Tình trạng răng ê buốt, đau nhức gây khó khăn cho việc ăn uống, giao tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sử dụng vật liệu trám răng là kim loại có khả năng truyền nhiệt như Amalgam hay bạc thì khi ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ dẫn đến ê buốt. Trám răng cũng có thể gây kênh cộm dẫn đến sai khớp cắn, khiến bạn đau nhức mỗi khi ăn.

Tác hại trám răng là gì? Cần làm gì để hạn chế tác hại của trám răng ngây ra? 3 Ê buốt răng là tác hại trám răng thường gặp

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Dị ứng vật liệu trám răng là một tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Có rất nhiều vật liệu trám răng được sử dụng hiện nay. Bên cạnh những vật liệu được kiểm định an toàn và có độ bền cao thì vẫn có những vật liệu giá thành rẻ không đảm bảo chất lượng. Đặc biệt là thạch Amalgam, một vật liệu có nguồn gốc từ thủy ngân khi sử dụng có thể gây hại cho sức khỏe. Những người có cơ địa nhạy cảm có thể bị nhiễm độc thủy ngân.

Xuất hiện các vết đen ở răng và nướu

Trong một vài trường hợp sau khi trám răng một thời gian sẽ xuất hiện các vệt đen tại răng và những vùng xung quanh chiếc răng đó. Tác hại này ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, gây ra tâm lý tự ti, e ngại của người bệnh khi giao tiếp với mọi người.

Phòng ngừa tác hại trám răng như thế nào?

Những tác hại thường gặp của việc trám răng có thể được hạn chế khi bạn thực hiện các biện pháp sau đây:

Lựa chọn nha khoa uy tín

Không chỉ hàn răng mà khi thực hiện bất kỳ các biện pháp chỉnh nha nào bạn cũng nên đến các cơ sở nha khoa uy tín. Một địa chỉ nha khoa chất lượng tốt, đáp ứng các yêu cầu của Bộ y tế sẽ đảm bảo chất lượng, độ an toàn và đem đến cho bạn những phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Lựa chọn vật liệu an toàn, phù hợp với cơ địa của bản thân

Hiện nay có rất nhiều vật liệu trám răng với những ưu nhược điểm và giá thành khác nhau. Nếu cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng bạn nên tránh các chất liệu trám răng có nguy cơ gây ngộ độc như Amalgam. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa được chất liệu thích hợp nhất.

Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng khoa học

Sau khi trám răng thì bạn cần có một chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp để vết trám bám dính chặt và ổn định.

Chế độ chăm sóc răng sau khi trám:

  •  Sau khi trám răng cần tránh việc ăn uống trong khoảng 2 giờ để miếng trám được cố định chắc chắn.

  • Cần thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng đầy đủ: Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa thường xuyên để tối ưu hóa việc làm sạch.

  • Hạn chế ăn các đồ ăn quá nóng, lạnh, đồ ăn có chứa hàm lượng axit cao: Đồ ăn và đồ uống chứa nhiều axit có thể gây mòn men răng và ảnh hưởng đến độ bền của các vết trám. Ngoài ra bạn cũng nên tránh sử dụng quá nhiều các thực phẩm có màu vì sẽ có nguy cơ gây xỉn màu, ố vàng miếng trám.

  •  Nên ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, tránh tiêu thụ quá nhiều đường và tinh bột đồng thời uống đủ nước để hạn chế tích tụ các mảng bám trên răng.

Tác hại trám răng là gì? Cần làm gì để hạn chế tác hại của trám răng ngây ra? 4 Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên răng

Thường xuyên tái khám định kỳ

Tái khám đều đặn giúp bạn phát hiện sớm các tác hại của việc trám răng từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời, hợp lý.

Sau khi trám răng khoảng một tuần, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra xem các vết trám có bám dính tốt không. Nếu không có vấn đề gì, nên tái khám định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Qua bài viết trên hi vọng bạn đã nắm được các tác hại trám răng có thể gặp cũng như các biện pháp phòng ngừa các tác hại đó. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất của nhà thuốc Hưng Thịnh để cập nhật những thông tin hữu ích nhất.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)