Nhà thuốc Hưng Thịnh

Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non sẽ không còn là nỗi lo lắng nếu bạn biết được những lưu ý về cách chăm sóc, vệ sinh cá nhân và thấu hiểu tâm lý của trẻ.

Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non biểu hiện qua các vấn đề thường gặp trong sự phát triển thể chất như thấp còi, trẻ thường chậm phát triển ý thức và trí tuệ. Đặc biệt, sức khỏe của trẻ bị đe dọa nghiêm trọng do hệ miễn dịch suy giảm khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, dễ ốm vặt mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Vì vậy các bậc phụ huynh cần chăm sóc các bé kỹ hơn. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non  đúng cách và hợp lý nhất.

Vệ sinh ăn uống

Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non và những điều phụ huynh nên lưu ý 1Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non là căn bệnh rất phổ biến do trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng.

Đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn ngay sau khi vừa nấu. Nếu thức ăn đã để ngoài không khí quá 3 giờ, nên đun sôi lại rồi mới cho trẻ dùng. Phụ huynh cũng nên tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn. Cũng cần lưu ý các dụng cụ phải được rửa sạch trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Vệ sinh cá nhân

Ngoài việc ăn uống, để bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non được cải thiện phụ huynh cũng cần chú ý tắm rửa sạch sẽ cho trẻ 1 ngày 2 lần, nhất là vào mùa nóng và giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh. Là ủi quần áo cho trẻ trước khi mặc để tránh bị ẩm mốc, vi khuẩn bám lên da. Cho trẻ quen dần với việc đánh răng mỗi ngày vào sáng, tối và sau khi ăn. Luôn hướng dẫn trẻ giữ tay sạch sẽ, đồng thời mẹ nên thường xuyên cắt móng tay và rửa tay cho trẻ sau khi vấy bẩn, cũng như nhắc nhở con không được mút tay. Vì đây là con đường thuận lợi để vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể trẻ, đi xuống đường ruột và gây hại cho hệ tiêu hóa, khiến trẻ hấp thu thức ăn kém.

Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non và những điều phụ huynh nên lưu ý 2Để hạn chế bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non, phụ huynh cần hướng dẫn bé cách tự vệ sinh tay chân sạch sẽ

Vệ sinh môi trường

Diệt ruồi, lăng quăng, muỗi, phát quang cây xanh xung quanh nhà, luôn giữ môi trường sống quanh trẻ sạch sẽ và thoáng mát là cách để điều trị và phòng chống bệnh duy dinh dưỡng ở trẻ mầm non. Thường xuyên rửa đồ chơi cho trẻ, giặt giũ chăn gối định kỳ hàng tuần. Sử dụng thùng rác có nắp đậy và để ở chỗ kín xa nơi học tập, vui chơi, nghỉ ngơi của trẻ.

Theo dõi tâm lý của trẻ

Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ mà nhiều người vô tình bỏ qua. Phụ huynh cần theo dõi sự phát triển tâm lý của trẻ để có thể tâm sự với trẻ và hiểu rõ trẻ hơn. Đồng thời, ba mẹ cần lưu ý tránh xung đột, cãi vã trước mặt con.

Tủ thuốc của trẻ

Trong tủ thuốc của gia đình, các mẹ trang bị các loại thuốc sau: Paracetamol dùng để hạ sốt trẻ em dạng gói và viên đặt hậu môn, tuỳ theo độ tuổi và cân nặng của trẻ mà sử dụng liều lượng phù hợp, miếng dán hạ sốt, cặp nhiệt độ, dầu khuynh diệp, nước muối sinh lý nhỏ mắt mũi và bông băng, băng dán cá nhân,… để hỗ trợ sơ cấp cứu kịp thời khi con bị sốt cao, viêm mũi họng cấp hoặc bị thương tích, trước khi đưa con vào bệnh viện.

Dinh dưỡng cho bé khi đau ốm

Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non và những điều phụ huynh nên lưu ý 3Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non cần được chú ý hơn về khẩu ăn hằng ngày

Sau một đợt bệnh, trẻ sẽ bắt đầu kén ăn và tiêu hoá kém, đây là giai đoạn trẻ có thể bắt đầu suy dinh dưỡng dần dần. Lúc này, mẹ cần hỗ trợ trẻ bằng mọi cách có thể, chẳng hạn như chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và làm món ăn cho bé suy dinh dưỡng. Ví dụ một ngày bình thường trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ, mẹ có thể chia nhỏ ra thành 5 bữa ăn và 3 bữa phụ, mỗi lần ăn cách nhau một đến một tiếng rưỡi.

Bảo Hân

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)