Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sốt xuất huyết với những triệu chứng điển hình là chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết dưới da… Nhiều người có thể bị sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu. Hiện tượng này có bình thường khi bị sốt xuất huyết không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm, đặc biệt bùng phát vào mùa mưa khi muỗi sinh sản. Khi bản thân hoặc người thân trong gia đình bị sốt xuất huyết, việc nắm những thông tin có liên quan về chứng bệnh này sẽ giúp bạn, người thân đối phó và vượt qua dễ dàng, bệnh cũng nhanh chóng được hồi phục.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Ba ngày đầu tiên sau khi phát bệnh, người bị sốt xuất huyết sẽ có các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt… Dù vậy, đây không phải là giai đoạn nguy hiểm nhất cũng như không xuất hiện biến chứng. Thời điểm này, người bệnh vẫn có thể điều trị tại nhà, nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp hạ sốt bằng lau ấm, dùng thuốc, uống nhiều nước,…

Từ khoảng cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 tính từ khi sốt là thời gian bệnh nhân sốt xuất huyết bước vào giai đoạn thứ 2 của bệnh. Lúc này, người bệnh không còn sốt cao như giai đoạn đầu, tuy nhiên đây lại chính là giai đoạn nguy hiểm nhất khi bị sốt xuất huyết, các biến chứng nguy hiểm sẽ có thể xảy ra ở giai đoạn này. 

Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ có sao không? Làm sao xử lý? 1 Triệu chứng điển hình là chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết dưới da… 

Dưới đây là một số biến chứng cần chú ý:

  • Tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương nặng dẫn đến cô đặc máu, giảm thể tích máu, lúc này bệnh nhân có thể sẽ phải truyền dịch. Một số trường hợp nếu bệnh nhân bị thoát mạch quá nhiều sẽ có thể bị mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn… Ở bệnh nhi sốt xuất huyết sẽ thấy trẻ ngủ li bì, bứt rứt vật vã, tiểu ít, bỏ bú….

  • Xuất huyết do giảm tiểu cầu: Trường hợp này có thể thấy hiện tượng bệnh nhân bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da… Bác sĩ sẽ cân nhắc truyền dịch nếu cần sau khi đã làm các xét nghiệm đánh giá mức độ giảm tiểu cầu. 

  • Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể gặp biến chứng suy tạng.

Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ, ngứa là bình thường hay bất thường?

Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân có thể sẽ gặp một số triệu chứng tùy theo mức độ bệnh và cơ địa. Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ, sốt xuất huyết bị ngứa là các biểu hiện bình thường khi mắc bệnh và không quá nguy hiểm. Ngứa có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, có thể xuất hiện trong hoặc sau khi bị sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu khiến bệnh nhân lo lắng không biết tình trạng này là bình thường hay bất thường, liệu có cách nào xử lý hay không.

Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ có sao không? Làm sao xử lý? 2 Nhiều người có thể bị sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh nhân sốt xuất huyết do virus Dengue ký sinh trong cơ thể của muỗi gây ra. Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ, sốt xuất huyết bị ngứa là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sau bệnh. Nổi mẩn đỏ khi bị sốt xuất huyết là hiện tượng xảy ra khi lượng tiểu cầu trong cơ thể tăng lên. Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh đang trong quá trình tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu; đồng thời mô da cũng đang phục hồi lại các vết thương do phát ban nên gây ra ngứa.

Khi bệnh nhân đang dần hồi phục, các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy thông thường sẽ hết sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày, hoặc có thể sau một tuần, vài tuần.

Khi sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ, sốt xuất huyết bị ngứa, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách uống vitamin C; 

  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, hay các loại thực phẩm gây dị ứng nặng (hải sản, thịt rừng,…);

  • Chuẩn bị nước ấm (có thể hòa vào nước chút muối hoặc nước cốt chanh) rồi ngâm tay chân vào hoặc dùng nước này lau ở những vùng nổi mẩn, ngứa;

  • Dùng thuốc nếu được sự cho phép của bác sĩ.

Một nguyên nhân khác gây ngứa có thể gặp trên lâm sàng như:

  • Viêm gan cấp do virus Dengue kèm theo gan to/teo;

  • Suy gan cấp do sử dụng thuốc (ví dụ như dùng paracetamol để hạ sốt quá liều).

Trường hợp bệnh nhân bị men gan SGOT (AST) và SGPT (ALT) tăng cao, mức bilirubin cao, gây ra tình trạng vàng da niêm mạc, ngứa ngáy, rối loạn yếu tố đông máu thì đây là những biến chứng nặng. Bệnh nhân cần được nhanh chóng nhập viện để bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị tích cực.

Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ có sao không? Làm sao xử lý? 3 Tăng cường sức đề kháng bằng cách uống vitamin C.

Các biện pháp hạn chế ngứa và nổi mẩn đỏ do sốt xuất huyết

Tình trạng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ, sốt xuất huyết bị ngứa tuy không gây ra ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng sẽ tác động đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ khó chịu, bệnh nhân có thể áp dụng một số điều dưới đây để cải thiện triệu chứng:

Mặc quần áo rộng rãi

Da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy cũng là lúc dễ bị tổn thương. Vì vậy, bệnh nhân nên chọn mặc những loại quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại, thoáng mát để hạn chế sự cọ xát. 

Giữ vệ sinh nơi ở và cơ thể sạch sẽ

Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng các sản phẩm xà bông có độ pH phù hợp với làn da, tránh sử dụng những sản phẩm hóa chất nhiều khiến da bị tổn thương và dễ kích ứng. 

Đồng thời, cần vệ sinh không gian sống hàng ngày để loại bỏ nơi cư trú của vi khuẩn.

Tăng cường miễn dịch

Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ có sao không? Làm sao xử lý? 5 Chú ý bổ sung nước lọc và nước trái cây vào trong chế độ ăn uống.

Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể rất cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng, chẳng hạn vitamin A, C, D,… cũng như các khoáng chất, sắt, đạm,… 

Ngoài ra, người bệnh cũng chú ý bổ sung nước lọc và nước trái cây vào trong chế độ ăn uống. 

Các biện pháp dân gian

Khi bị sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ, sốt xuất huyết bị ngứa, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dân gian để giảm triệu chứng như dùng dầu dừa bôi trực tiếp trên da hoặc dùng muối pha với nước ấm để tắm,…

Sốt xuất huyết hiện nay không có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, chúng ta chỉ có thể dựa vào các đường lây bệnh để chủ động phòng tránh. Khi nghi ngờ bị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân cần chủ động đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được khám và điều trị, tránh để bệnh nặng ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)