Nhà thuốc Hưng Thịnh

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Việc lựa chọn các loại thực phẩm để chế biến khẩu phần ăn hàng ngày không phải chuyện khó nhưng cũng không hề đơn giản. Một câu hỏi đặt ra: Phụ nữ sau sinh ăn khoai sọ được không? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà Thuốc Hưng Thịnh sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết.

Khoai sọ là thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Từ lâu, khoai sọ đã trở thành thực phẩm yêu thích của rất nhiều chị em phụ nữ, trong đó có phụ nữ sau sinh. Để giải đáp được thắc mắc sau sinh ăn khoai sọ được không, trước hết hãy cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của khoai sọ bạn nhé!

Sau sinh ăn khoai sọ được không? Lợi ích sức khỏe khoai sọ mang đến cho mẹ sau sinhSau sinh ăn khoai sọ được không?

Thành phần dinh dưỡng của khoai sọ

Khoai sọ là một trong những loại khoai quen thuộc với mọi gia đình Việt. Khoai sọ thuộc họ Ráy và có tên khoa học là Colocasia esculenta. Loại khoai này có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, thường được trồng phổ biến ở một số vùng nông thôn.  Khác với khoai lang hay khoai môn, củ khoai sọ thường nhỏ, có nhiều củ con và chứa nhiều tinh bột. Một số giống khoai sọ phổ biến ở nước ta phải kể đến đó là khoai sọ trắng, khoai sọ núi và khoai sọ dọc trắng…

Khoai sọ được đánh giá là loại củ có giá trị dinh dưỡng rất cao. Vậy khoai sọ chứa dưỡng chất nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong khoai sọ có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất béo, chất xơ, tinh bột cùng các vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100 gam khoai sọ có chứa thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • 115 kcal.

  • 0,2 gam chất béo.

  • 1,1 gam protein.

  • 3,6 gam chất xơ.

  • 19,2 gam tinh bột.

  • 15 mg vitamin C.

  • 38 mg canxi.

  • 87 mg photpho.

  • 41 mg magie.

  • 11 mg natri.

  • 354 mg kali.

  • 1,71 mg sắt.

Ngoài ra, khoai sọ còn chứa một lượng nhỏ các khoáng chất có lợi khác như:

  • 0,1 gam glucose.

  • 0,1 gam fructose.

  • 0,05 mg thiamine.

  • 0,06 gam riboflavin.

Như vậy, có thể thấy rằng, khoai sọ không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng mà đây còn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Vậy sau sinh ăn khoai sọ được không?

Sau sinh ăn khoai sọ được không? Lợi ích sức khỏe khoai sọ mang đến cho mẹ sau sinhKhoai sọ là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào tốt cho sức khỏe

Sau sinh ăn khoai sọ được không?

Sau sinh ăn khoai sọ được không? Câu trả lời là có bởi khoai sọ không chỉ lành tính mà còn mang đến những giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho phụ nữ sau sinh, cụ thể:

  • Ngăn ngừa suy nhược cơ thể: Khoai sọ là nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp cung cấp năng lượng để nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, ngăn ngừa suy nhược cơ thể như thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe cho mẹ sau sinh. Ngoài ra, lượng dinh dưỡng dồi dào này còn giúp bổ sung tối đa dinh dưỡng vào nguồn sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé yêu.

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Sau sinh, các mẹ thường xuyên mắc chứng táo bón khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Như đã nói ở trên, khoai sọ có chứa một hàm lượng chất xơ và carbohydrate phức hợp dồi dào. Đây là hai dưỡng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa. Việc mẹ bầu bổ sung khoai sọ vào khẩu phần ăn hàng ngày không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp nhuận tràng mà còn cải thiện đáng kể chứng táo bón cho mẹ sau sinh.

  • Tốt cho sức khỏe tim mạch: Khoai sọ là nguồn cung cấp kali – khoáng chất quan trọng với chất dịch và tế bào trong cơ thể. Dưới cơ chế phá vỡ lượng muối dư thừa, kali giúp kiểm soát và hạ huyết áp, từ đó góp phần ổn định nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó, chất xơ có trong khoai sọ còn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol xấu, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

  • Cải thiện hệ thống miễn dịch: Sau sinh, hệ miễn dịch của phụ nữ thường suy yếu. Và khoai sọ là một sự lựa chọn các mẹ có thể cân nhắc để bổ sung vào chế độ ăn uống của mình bởi loại củ này có hàm lượng vitamin C tương đối cao, hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do. Thêm vào đó, khoai sọ còn chứa cryptoxanthin là chất có tác dụng giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi và ung thư vòm họng.

  • Hỗ trợ điều trị viêm thận: Hàm lượng vitamin và photpho có trong khoai sọ giúp hỗ trợ điều trị viêm thận hiệu quả. Việc thêm khoai sọ vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp mẹ giảm thiểu tình trạng viêm thận sau sinh nếu mẹ mắc phải bệnh lý này.

  • Chống lão hóa da: Khoai sọ có chứa hai loại vitamin E và vitamin A có khả năng chống lại sự lão hóa. Ăn khoai sọ sẽ giúp các mẹ giảm thiểu và làm mờ các nếp nhăn đồng thời làm trẻ hóa những tế bào da bị hư hại, mang đến cho phụ nữ sau sinh làn da căng bóng và khỏe mạnh.

Sau sinh ăn khoai sọ được không? Lợi ích sức khỏe khoai sọ mang đến cho mẹ sau sinhKhoai sọ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho phụ nữ sau sinh

Một số lưu ý khi ăn khoai sọ dành cho phụ nữ sau sinh

Thực hiện chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng trong thời điểm sau sinh là điều rất cần thiết. Việc mẹ sau sinh ăn khoai sọ đúng cách sẽ mang đến cho mẹ những lợi ích sức khỏe vô cùng tuyệt vời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn khoai sọ, mẹ bầu cần nắm được một số lưu ý sau để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, cụ thể:

  • Ăn khoai sọ với một lượng vừa phải: Mặc dù khoai sọ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều khoai sọ bởi điều này có thể khiến đường huyết trong cơ thể tăng đột ngột hoặc gây ra tình trạng đau bụng và đầy hơi cho phụ nữ sau sinh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ sau sinh không nên ăn khoai sọ quá 100 gam/ngày.

  • Lựa chọn khoai sọ: Các mẹ nên ưu tiên chọn mua những củ khoai sọ có kích thước vừa phải, phần ruột bên trong có màu trắng đục và có vân tím. Mẹ tuyệt đối không sử dụng những củ khoai sọ đã mọc mầm bởi những củ này có thể sinh ra độc tố rất cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

  • Sơ chế khoai sọ: Mẹ nên đeo găng tay trước khi sơ chế khoai sọ để tránh tình trạng ngứa ngáy và khó chịu do nhựa khoai sọ gây ra. Thêm vào đó, mẹ loại bỏ đất cát, gọt sạch vỏ và cắt bỏ phần bị hư hỏng. Tuy nhiên, không nên gọt quá sâu vào phần thịt để tránh làm mất thành phần protein nằm sát ở phần vỏ của khoai sọ.

  • Khoai sọ có chứa rất nhiều đường và tinh bột, do đó những mẹ mắc tiểu đường sau sinh nên hạn chế ăn khoai sọ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Sau sinh ăn khoai sọ được không? Lợi ích sức khỏe khoai sọ mang đến cho mẹ sau sinhPhụ nữ sau sinh chỉ nên ăn khoai sọ với một lượng vừa phải để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề sau sinh ăn khoai sọ được không mà Nhà Thuốc Hưng Thịnh đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ hôm nay có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bạn đọc một ngày làm việc hiệu quả. Đừng quên theo dõi trang web của Nhà Thuốc để cập nhật thêm nhiều kiến thức khác nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)