Nhà thuốc Hưng Thịnh

“Salmonella là gì? Salmonella gây bệnh gì và có nguy hiểm không?” là chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người trong thời gian gần đây. Nhất là sau vụ hơn 600 học sinh iSchool Nha Trang ngộ độc do loại vi khuẩn này.

Vi khuẩn Salmonella được xác định là tác nhân chính gây ra hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm trong thời gian gầy đây. Loại vi khuẩn này khiến bạn tiêu chảy, sốt cao, li bì,… thậm chí gây tử vong. Nguy hiểm hơn, Salmonella rất dễ lây lan trong cộng đồng khiến việc điều trị càng thêm khó khăn, tốn kém.

Để bảo vệ bản thân và gia đình, tốt hơn hết chúng ta nên có kiến thức hữu ích về vi khuẩn Salmonella, cách xử lý cũng như cách phòng ngừa loại vi khuẩn nguy hiểm này. Cùng tìm hiểu nhé!

Vi khuẩn Salmonella là gì?

Salmonella là loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm vô cùng nguy hiểm. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, tác động trực tiếp đến lớp niêm mạc của ruột non.

Salmonella là gì và những thông tin cần biết 1 Hỉnh ảnh vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm.

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp ngộ độc do Salmonella đều ở dạng nhẹ và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ có thể do sức đề kháng suy giảm hoặc tình trạng ngộ độc không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Vi khuẩn Salmonella thường khu trú trong ruột người và các loại động vật khác, bạn dễ dàng mắc bệnh nếu sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm có chứa vi khuẩn này. Tiếp đó, Salmonella dễ dàng lây lan cho người khác nếu người bệnh không rửa tay thường xuyên và tiếp xúc vào nhiều bề mặt khác nhau.

Thống kê của giới chuyên môn cho thấy, trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị vi khuẩn Salmonella tấn công cao hơn cả vì đây là đối tượng có đề kháng kém. Samonella cũng là tác nhân chính gây ngộ độc trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, một vài tháng trở lại đây nước ta ghi nhận hàng nghìn người mắc vi khuẩn này, nhiều người hợp bệnh chuyển nặng và đã ghi nhận 1 bé 6 tuổi ở Nha Trang đã tử vong.

Người mắc vi khuẩn Salmonella có biểu hiện gì?

Sau khi bị vi khuẩn Salmonella tấn công, 12 – 72 giờ sau, bạn sẽ có dấu hiệu phơi nhiễm. Tùy thuộc vào sức đề kháng của bạn có tốt không mà các biểu hiện nhiễm Salmonella xuất hiện ra bên ngoài cũng hoàn toàn khác. Một số các dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đã mắc bệnh đó là:

Salmonella là gì và những thông tin cần biết 2 Vi khuẩn Salmonella khiến bạn tiêu chảy 4 – 6 lần/ngày.

  • Tiêu chảy phân lỏng, màu vàng hoặc nâu, tần suất tiêu chảy 4 – 6 lần/ngay và có mùi khắm khó chịu, phân có thể lẫn máu.
  • Sốt cao liên tục có thể lên tới 40 độ C.
  • Chướng bụng và sôi bụng liên tục, đặc biệt ở vùng hố chậu phải.
  • Bạn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu nhiễm độc thần kinh như: Ù tai, nói ngọng, mất ngủ, đau nhức đầu…
  • Phát ban nhỏ li ti khắp cơ thể, tập trung nhiều ở bụng, ngực và vùng mạn sườn. Các nốt ban xuất hiện khoảng 7 – 10 ngày thì lặn.
  • Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: Cơ thể bủn rủn, li bì, đuối sức, mê sảng hoặc hôn mê.

Nhiều trường hợp người bệnh bị vi khuẩn Salmonella tấn công gây tiêu chảy nặng, tình trạng này kéo dài ngày gây mất nước vô cùng nguy hiểm. Một số ít các trường hợp không được phát hiện và cấp cứu sớm sẽ gây tử vong. Theo các chuyên gia, sức đề kháng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nặng – nhẹ của tình trạng ngộ độc. Nếu bạn là người có sức đề kháng tốt thì vi khuẩn chỉ hoạt động yếu, các triệu chứng không quá trầm trọng và ngược lại. Sức đề kháng của bạn kém thì các dấu hiệu sẽ chuyển nặng và vô cùng nguy hiểm.

Vi khuẩn Salmonella có nguy hiểm không và lây nhiễm ra sao?

Như đã đề cập ở trên, hầu hết các trường hợp bị ngộ độc do vi khuẩn Salmonella có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan bởi đã có số liệu cụ thể ghi nhận nhiều trường hợp bị biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong do loại vi khuẩn này.

Salmonella là gì và những thông tin cần biết 3 Vi khuẩn Salmonella dễ biến chứng nguy hiểm.

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh gì? Loại vi khuẩn này gây bệnh thương hàn và dễ biến chứng nặng như: Viêm não, xuất huyết tiêu hóa, viêm cơ tim,… và tử vong.

Đáng lo ngại hơn, Salmonella có thể tồn tại khá lâu ở mỗi trường bên ngoài và bạn sẽ dễ dàng mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vi khuẩn. Bạn thậm chí có nguy cơ cao mắc bệnh nếu chạm vào vị trí người bệnh từng tiếp xúc. Thêm vào đó, việc chế biến đồ ăn không đúng cách, đồ ăn chưa chín kỹ cũng là tác nhân chính gây bệnh.

Bạn cũng có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với các loại động vật bị nhiễm khuẩn. Xin nhấn mạnh rằng, vi khuẩn Salmonella là vô cùng nguy hiểm và không thể xem thường. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng trên hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Và hãy áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Salmonella ngay từ hôm nay.

Cách phòng ngừa vi khuẩn Salmonella tại nhà

Salmonella là gì và những thông tin cần biết 4 Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa Salmonella.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy tuân thủ các lời khuyên dưới đây:

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn trong nguồn thực phẩm.
  • Rã đông thịt động vật trong ngăn mát tủ lạnh thay vì nhiệt độ thường để không bị Salmonella tấn công.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ phụ vụ cho việc nấu ăn như: Thớt, dao kéo,…
  • Tách riêng đồ chín và đồ sống.
  • Rửa tay sạch sẽ với nước rửa chuyên dụng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và rửa tay thường xuyên.
  • Hạn chế tiếp xúc với các động vật nuôi, đặc biệt không cho trẻ em chơi cùng đồng vật.
  • Hạn chế tối đa chạm vào các bề mặt công cộng, rửa tay ngay khi về nhà.

Vụ ngộ độc học đường lớn nhất từ trước đến nay mới xảy ra tại Nha Trang đã gióng 1 hồi chuông cảnh báo đến toàn bộ cha mẹ học sinh cũng như môi trường giáo dục đào tạo. Vi khuẩn Samonella là vô cùng nguy hiểm và không thể xem thường, chính vì vậy, mỗi chúng ta cần bảo vệ tốt cho bản thân mình. Gia đình và trường học cần chung tay để bảo vệ con yêu khỏi loại vi khuẩn đáng sợ này. Liên hệ bác sĩ ngay nếu phát hiện dấu hiệu bất thường bạn nhé!

Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)