Nhà thuốc Hưng Thịnh

Mẹ lo lắng không biết rôm sảy có để lại sẹo không? Làm sao để bé không bị sẹo do rôm sảy? Mẹ tham khảo chia sẻ từ Nhà Thuốc Hưng Thịnh nhé!

Rôm sảy là bệnh ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rôm sảy khiến bé khó chịu, quấy khóc vì ngứa. Vậy rôm sảy có để lại sẹo không, làm thế nào để phòng tránh rôm sảy? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy là những nốt ban đỏ, thường có kích thước bằng đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm và thường có một ít nước ở đầu. Rôm sảy thường mọc trên những vùng cơ thể ra nhiều mồ hôi như đầu, cổ, lưng, ngực,… hoặc những nơi có nhiều nếp gấp như nách, háng, bẹn,…

Rôm sảy là những nốt ban đỏ xuất hiện trên da

Rôm sảy là những nốt ban đỏ xuất hiện trên da

Nguyên nhân gây rôm sảy

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rôm sảy là do cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Đồng thời, tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển hoàn thiện khiến mồ hôi tích tụ trên lớp biểu bì. Sau đó, chúng kết hợp với bụi bẩn và vi khuẩn trên bề mặt da tạo thành các nốt mụn.

Dấu hiệu của bệnh rôm sảy

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng nổi rôm sảy ở trẻ rõ ràng nhất là da nổi mụn nhỏ, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Rôm sảy hay mọc thành từng mảng, từng đám lớn, trên những vùng tiết mồ hôi như đầu, cổ, trán hoặc những vùng có nhiều nếp gấp như nách, bẹn.

Khi trẻ bị rôm sảy, trẻ thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Có 3 dạng rôm sảy thường hay gặp ở trẻ là:

  • Rôm sảy dạng tinh thể:  Đây là một dạng rôm sảy xuất hiện ở trẻ nhỏ có ống dẫn mồ hôi phát triển chậm. Loại rôm sảy này nhìn chung không có dấu hiệu viêm nhiễm, chỉ là do bé sốt cao nên sau khi hồi phục sẽ để lại một mảng bong tróc, không để lại sẹo cho bé.

  • Rôm sảy đỏ: thường xuất hiện do thời tiết nóng ẩm và thường mọc ở lưng, vùng da quần áo cọ xát. Loại rôm sảy này thường khiến các bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt.

  • Rôm sảy sâu: Loại rôm sảy này thường xuất hiện khi tuyến mồ hôi của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng.

Rôm sảy có tự hết được không?

Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa nắng nóng. Vì vậy, khi thời tiết mát mẻ, rôm sảy sẽ tự hết. Tuy nhiên, hết ở đây không phải là chữa khỏi hoàn toàn mà do thời tiết mát mẻ hơn, da bé ra mồ hôi ít hơn nên triệu chứng rôm sảy tạm thời biến mất. Nhưng khi thời tiết nắng nóng trở lại rôm sảy sẽ tiếp tục tái diễn.

Bé bị rôm sảy nhiều lần mà không có biện pháp chữa trị sẽ phát triển thành rôm sảy sâu. Khi đó, mức độ bệnh đã nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lần đầu. Mức độ tổn thương da sâu, không nổi trên bề mặt như trước. Tổn thương da có màu sẫm, dễ dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, trẻ dễ bị kiệt sức, mạch đập nhanh, nôn ói liên tục,…

Rôm sảy có để lại sẹo không?

Rôm sảy là bệnh viêm da không nghiêm trọng nên trong trường hợp nhẹ da của bé có thể tự lành mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời, rôm sảy rất dễ bị nhiễm trùng và mưng mủ. Ngoài ra, khi bé bị rôm sảy, bé luôn cảm thấy ngứa ngáy, việc gãi thường xuyên có thể khiến mụn bị vỡ ra, gây nhiễm trùng và để lại sẹo cho bé sau này.

Rôm sảy có để lại sẹo không là thắc mắc của nhiều cha mẹ có con gặp phải tình trạng này

Rôm sảy có để lại sẹo không là thắc mắc của nhiều cha mẹ có con gặp phải tình trạng này

Cách xử lý khi bé bị rôm sảy

Rôm sảy có thể dễ dàng điều trị tại nhà nếu mẹ nắm được các nguyên tắc: sạch – khô – thoáng. Do đó, nếu bé bị nhẹ, mụn chưa vỡ hoặc chưa có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn có thể áp dụng các hướng dẫn sau để giúp trẻ loại bỏ rôm sảy:

Vệ sinh cho bé đúng cách

Các mẹ nên tắm cho trẻ ở nhiệt độ phù hợp, sạch sẽ (35-38 độ C) hàng ngày để thoát mồ hôi trên da. Khi đó, lỗ chân lông thông thoáng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da. Sau khi tắm, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, mềm mại.

Mẹ có thể sử dụng sữa tắm dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh có độ pH trung bình từ 5-6 là tốt nhất để bảo vệ lớp dầu tự nhiên trên da của bé.

Không gian thoáng mát, sạch sẽ

Khi bé bị rôm sảy, mẹ nên cho bé nằm trong phòng thoáng mát để giảm tiết mồ hôi. Đồng thời giữ cho da bé luôn khô ráo, thoáng mát, không bị bí. Vì vậy, khi thời tiết quá nóng, bạn nên bật điều hòa và cho trẻ chơi trong phòng.

Nhà và phòng ngủ của mẹ nên được dọn dẹp thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và giữ cho không khí trong nhà luôn trong lành và sạch sẽ.

Sử dụng các biện pháp bảo vệ chống bụi trên mặt cho trẻ

Để đảm bảo da mặt bé được sạch sẽ, không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn môi trường bên ngoài, mẹ nên đeo khẩu trang hoặc đội mũ, quấn khăn cho bé mỗi khi ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ nên lựa chọn những loại khẩu trang hoặc mũ có chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi một cách tốt nhất.

Hạn chế cho trẻ chơi ngoài nắng

Trong giai đoạn bé bị rôm sảy, mẹ nên hạn chế cho bé chơi ngoài nắng nhiều nhất có thể. Vì thời tiết nắng nóng có thể khiến bé đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, dễ bị bẩn từ bên ngoài vào. Ngoài ra, khi bé bị rôm sảy, làn da của bé rất mỏng manh mà trong ánh nắng mặt trời có rất nhiều tia tử ngoại, tia tử ngoại sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của da.

Nếu muốn tăng cường vitamin D cho bé dưới ánh nắng mặt trời, mẹ có thể chọn khoảng thời gian thích hợp trước 8 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.

giữ cho nhà luôn thoáng mát sạch sẽ để cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ

Giữ cho nhà luôn thoáng mát sạch sẽ để cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ

Trên đây là giải đáp của Nhà Thuốc Hưng Thịnh về rôm sảy có để lại sẹo không và những điều mẹ cần làm để đảm bảo an toàn cho con. Chúc các mẹ sẽ áp dụng thành công để chữa bệnh nhanh chóng, dứt điểm cho con.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)