Nhà thuốc Hưng Thịnh

“Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?” là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi tình trạng rối loạn lưỡng cực ngày càng gia tăng và khó kiểm soát.

Rối loạn lưỡng cực hay còn gọi là hưng trầm cảm, tình trạng này không chỉ gây xáo trộn về mặt tâm lý người bệnh mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm khác ảnh hưởng tới gia đình và xã hội. Vậy rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không và nên điều trị như thế nào? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.

Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không?

Rối loạn lưỡng cực còn được biết đến với tên gọi hưng trầm cảm. Và đúng như tên gọi, người mắc tình trạng này sẽ có 2 cảm xúc điển hình bị rối loạn đó là hưng cảm và trầm cảm. Trạng thái tâm lý này sẽ đan xen nhau và liên tục xảy ra.

Mọi người đều có nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực và thống kê cho thấy, những người trên 30 tuổi có nguy cơ bị hưng trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Vậy rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không, điều trị như thế nào? 1 Rối loạn lưỡng cực có thể khiến người bệnh tự sát.

Các chuyên gia cho biết, tùy vào mức độ mà chúng ta có thể đánh giá tình trạng rối loạn lưỡng cực ở 1 người có nguy hiểm hay không. Thông thường, giai đoạn trầm cảm được đánh giá là nguy hiểm hơn nhiều so với giai đoạn hưng cảm, bởi lúc này người bệnh thường tiêu cực, chán nản và dễ có xu hướng tự sát hoặc làm tổn thương bản thân mình.

Với người bệnh ở giai đoạn hưng cảm thể nhẹ, họ chỉ có xu hướng nói nhiều hơn, dễ phấn kích, thích thú hơn bình thường hoàn toàn không gây hại đến bản thân và mọi người xung quanh. Nhưng khi bước vào giai đoạn hưng cảm thể nặng, họ có thể nảy sinh các suy nghĩ và hành vi bạo lực, ngược đãi… Lúc này họ thường kèm theo các triệu chứng loạn thần.

Nguy hiểm hơn hết, rối loạn lưỡng cực rất dễ tái phát và khi người bệnh nảy sinh ý định và hành vi tự sát, ngược đãi hoặc có ý định chống đối xã hội thì các triệu chứng này sẽ lặp đi lặp lại liên tục, thúc đẩy người bệnh làm việc xấu.

Tỷ lệ người bệnh rối loạn lưỡng cực tự sát cao hơn nhiều so với số lượng người tự sát vì trầm cảm. Do đó, chúng ta tuyệt đối không thể chủ quan nếu phát hiện bản thân hay người thân có các dấu hiệu mắc bệnh.

Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực như thế nào?

Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không, điều trị như thế nào? 2 Chủ động khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của bệnh.

Để xác định chính xác 1 người có bị rối loạn lưỡng cực hay không, bác sĩ cần tìm hiểu kỹ về các biểu hiện mà người bệnh gặp phải cũng như tình trạng này đã xuất hiện bao lâu, có lặp đi lặp lại hay không. Bởi nếu trạng thái trầm cảm và hưng cảm chỉ mới xuất hiện và nhanh chóng kết thúc thì không thể phân biệt với các trạng thái tâm lý vui – buồn của người bình thường.

Tiếp đó, người nghi ngờ mắc bệnh sẽ được thăm khám toàn diện và thực hiện các xét nghiệm nhằm đưa ra chẩn đoán chuẩn xác hơn.

Thông thường, 1 người bị kết luận mắc chứng rối loạn lưỡng cực hay hưng trầm cảm nếu xuất hiện triệu chứng hưng cảm trong ít nhất 7 ngày và dấu hiệu trầm cảm đã kéo dài tối thiểu 2 tuần.

Khi nào người bệnh rối loạn lưỡng cực cần nhập viện?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh rối loạn cần lập tức nhập viện điều trị nếu có các biểu hiện sau:

  • Người bệnh có ý định tự sát trong cơn trầm cảm hoặc có các hành vi làm tổn thương bản thân như: rạch tay, đập đầu mạnh.
  • Khi người bệnh không kiểm soát được cơn hưng cảm, liên tục có hành vi nguy hiểm, ngược đãi, tấn công mọi người xung quanh.
  • Người bệnh rối loạn lưỡng cực mức độ nặng, liên tiếp xuất hiện tình trạng trầm cảm và hưng cảm.
  • Bệnh nhân rối loạn cảm xúc kháng thuốc.
  • Người bệnh chống đối việc điều trị phải cưỡng bức vào điều trị.
  • Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu phản ứng thuốc, sốc thuốc,…
  • Người bệnh mắc kèm theo nhiều bệnh lý khác.

Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không, điều trị như thế nào? 3 Người bệnh cần uống thuốc an thần khi có dấu hiệu tự sát.

Điều trị rối loạn lưỡng cực như thế nào?

Ngay khi phát hiện 1 người trong cơn rối loạn lưỡng cực, cần lập tức cắt cơn của người bệnh. Sau đó, việc điều trị sẽ được tiến hành với mục đích ngăn chặn tái phát và phục hồi chức năng cho người bệnh.

Rối loạn lưỡng cực là một dạng bệnh tâm thần chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì điều trị tâm lý là một yếu tố vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến hiệu quả điều trị.

Người bệnh có thể được điều trị bằng cách:

  • Thuốc an thần: Khi người bệnh có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát, tự chối ăn uống, làm tổn thương bản thân.
  • Thuốc chống trầm cảm: Được kê khi người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, đau bụng, đau đầu.
  • Sốc điện: Với những người bệnh trầm cảm đã điều trị bằng thuốc nhưng không có hiệu quả hoặc dị ứng với thuốc. Phương pháp này không áp dụng với người bệnh mắc kèm các bệnh về tim mạch, não chấn thương, bệnh hô hấp,…

Điều quan trọng hơn hết đối với người bệnh rối loạn lưỡng cực đó là những người thân yêu xung quanh cần thường xuyên theo dõi, trò chuyện với người bệnh đồng thời nắm rõ các thông tin về việc sơ cứu, tránh tình trạng người bệnh làm việc đáng tiếc và không được sơ cứu kịp thời.

Rối loạn lưỡng cực vô cùng nguy hiểm, do đó tốt hơn hết chúng ta nên phòng ngừa bệnh ngay từ hôm nay bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Cuối cùng, chúc quý độc giả thật nhiều sức khỏe!

Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)