Nhà thuốc Hưng Thịnh

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm phổ biến, đơn giản và có thể giúp nhận biết nhiều loại bệnh lý khác nhau. Trong đó, chỉ số RBC cũng được xác định, đánh giá bằng phương pháp này. Chỉ số này tăng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

Vậy chỉ số RBC trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì? Khi chỉ số này tăng hay giảm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé. 

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì? 

RBC tên đầy đủ là Red Blood Cell, là chỉ số để phản ánh lượng hồng cầu có trong máu. Hồng cầu là một thành phần chính của máu, chiếm số lượng lớn trong các tế bào máu. Máu có màu đỏ là nhờ huyết sắc tố trong hồng cầu. 

Hồng cầu giữ một nhiệm vụ quan trọng là vận chuyển oxy từ phổi lên các mô, vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Chúng được hình thành từ tủy xương, chu kỳ sống của tế bào hồng cầu từ 90 – 120 ngày. Mỗi ngày cơ thể sẽ có khoảng 200-400 tỷ hồng cầu bị chết, do đó, bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như sắt, axit folic, đường gluco, vitamin B12, Vitamin B6 để cơ thể tạo ra những tế bào hồng cầu khác khỏe mạnh hơn. Khi bạn không bổ sung đủ dưỡng chất, cơ thể sẽ có khả năng sinh ra những tế bào hồng cầu dị dạng. 

Bên cạnh vấn đề RBC trong xét nghiệm máu là gì thì nhiều người còn quan tâm đến vấn đề RBC bao nhiêu là bình thường. Thông thường, ở một cơ thể khỏe mạnh, số lượng hồng cầu sẽ đạt từ 4 đến 5.9 triệu tế bào/cm3. Tính theo đơn vị quốc tế thì ở nam giới sẽ từ 4.2 – 5.8 tế bào/l, nữ giới là 4-5.4 tế bào/l, ở trẻ sơ sinh thì số lượng hồng cầu sẽ thấp hơn người trưởng thành, ở mức 3.8 tế bào/l. 

RBC trong xét nghiệm máu là gì? Nguyên nhân khiến chỉ số này tăng giảm? 1

RBC là chỉ số để phản ánh lượng hồng cầu có trong máu

Nguyên nhân nào khiến chỉ số RBC trong máu tăng – giảm?

Nguyên nhân chỉ số RBC trong máu tăng cao

Những trường hợp có chỉ số RBC tăng cao thường là những người bị mất nước, đi ngoài nhiều, nôn, mắc chứng tăng hồng cầu, rối loạn tuần hoàn tim, phổi, bị thiếu oxy trong máu hoặc những vận động viên sử dụng doping,… 

Hồng cầu có vai trò rất quan trọng với sức khỏe mỗi người, nhưng nếu hồng cầu tăng quá cao cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Hồng cầu trong máu tăng cao khiến máu đặc quánh và dễ dàng dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Nếu không cải thiện sẽ gây ra.

Hồng cầu rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta nhưng nếu hồng cầu tăng quá cao sẽ gây ra nhiều nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Cụ thể tình trạng hồng cầu trong máu tăng cao sẽ khiến cho máu đặc quánh lại và dễ dàng dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Nếu tình trạng này kéo dài không cải thiện sẽ gây ra đột quỵ khiến người bệnh gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với trường hợp tăng hồng cầu sinh lý thì sẽ ít nghiêm trọng hơn, như tăng hồng cầu sau bữa ăn, hồng cầu tăng sau lao động thể lực. Những đối tượng có nguy cơ bị tăng hồng cầu là những người béo phì, mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành,… Khi tăng hồng cầu, người bệnh sẽ bị đau đầu, đau bụng, chóng mặt, viêm dây thần kinh, da xanh tím và đỏ hơn khi gặp thời tiết lạnh, lá lách to, cứng nhẵn, phì đại tim.  

Nguyên nhân chỉ số RBC trong máu giảm  

Để xác định được chính xác nguyên nhân khiến chỉ số RBC trong máu giảm hay số lượng hồng cầu trong máu giảm là rất khó, tuy nhiên, tình trạng này sẽ thường gặp ở người bị thiếu máu, thiếu sắt, mất máu, thiếu vitamin B12, ăn uống thiếu chất,… Ngoài phụ nữ mang thai, thì còn có một số trường hợp khác như bị suy tủy hay các bệnh về thận, ung thư hay do di truyền. 

Khi hồng cầu giảm, nếu ở mức độ nhẹ thì có thể gần như không cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể, hay triệu chứng bệnh không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu số lượng hồng cầu này giảm đáng kể, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy rất khó để tập trung làm việc hay suy nghĩ.

  • Thường xuyên bị đau đầu.

  • Mệt mỏi, nhất là khi vận động nhiều hoặc sau khi tập thể dục.

  • Tâm lý người bệnh thay đổi, cảm thấy khó chịu, cáu gắt vô cớ. 

  • Đối với những trường hợp thiếu máu nặng có thể dẫn đến đau lưỡi, màu sắc da thay đổi, khó thở, bị choáng khi đứng lên, móng tay giòn,….   

RBC trong xét nghiệm máu là gì? Nguyên nhân khiến chỉ số này tăng giảm? 2

Khi hồng cầu giảm, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau đầu

Cách xác định chỉ số RBC

Phương pháp đơn giản, nhanh chóng để xác định chỉ số RBC là thực hiện xét nghiệm máu. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến chỉ số đánh giá hồng cầu như chỉ số MCV, MCH. Trong đó, chỉ số MCV sẽ đánh giá kích thước hồng cầu to hay nhỏ, chỉ số MCH sẽ đánh giá màu sắc hồng cầu như thế nào. 

Bên cạnh đó, những trường hợp thực hiện tổng phân tích máu còn biết được chỉ số hemoglobin và hematocrit. Chỉ số này rất quan trọng, hemoglobin là lượng huyết sắc tố có trong máu và hematocrit sẽ có biết thể tích máu, hồng cầu chiếm bao nhiêu phần trăm. 

RBC trong xét nghiệm máu là gì? Nguyên nhân khiến chỉ số này tăng giảm? 3

Xác định chỉ số RBC bằng cách thực hiện xét nghiệm máu

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu chỉ số RBC trong xét nghiệm máu và nắm được các chỉ số này khi tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Xét nghiệm phân tích máu là một việc làm không thể thiếu trong những lần đi thăm khám sức khỏe định kỳ.  

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)