Nhà thuốc Hưng Thịnh

Ráy tai là chất tiết ra có tác dụng bảo vệ tai khỏi bụi bẩn, dị vật hoặc thậm chí là những sinh vật lạ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ráy tai tiết ra quá nhiều. Vậy ráy tai nhiều có tốt không? Liệu đây có phải dấu hiệu của bệnh liên quan đến tai không? Có nên loại bỏ hoàn toàn ráy tai hay không?

Ráy tai nhiều mang lại nỗi lo lắng, hoang mang cho bạn. Vậy ráy tai nhiều có tốt không? Để trả lời cho câu hỏi này hãy cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh đi tìm hiểu vấn đề thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ráy tai là gì?

Ráy tai là sản phẩm bài tiết của cơ thể, lắng đọng lại thành những lớp mỏng ở ống tai ngoài. Chất thải dạng sáp này thường thấy ở người và hầu hết động vật có vú khác. Thường thấy ráy tai có màu vàng, cam hoặc xám tùy người. Ráy tai có tác dụng giúp bảo vệ tai khỏi những bụi bẩn, vi sinh vật, dị vật lạ xâm nhập từ bên ngoài, hạn chế những ảnh hưởng xấu tới tính lực của bạn.

Ráy tai nhiều có tốt không? 1 Ráy tai là chất tiết bên trong ống tai giúp bảo vệ tai khỏi bụi bẩn

Tại ⅓ ngoài của ống tai sẽ là vị trí ráy tai hình thành. Từ ⅔ trong đến gần với màng nhĩ sẽ không có ráy tai. Trong ráy tai có các thành phần như:

  • Khoảng 60% keratin.

  • 12 – 20% các acid béo no và không no, squalene, rượu…

  • Phần còn lại là Cholesterol.

Tùy vào hàm lượng của các acid béo chuỗi dài có trong ráy tai mà chia ra hai loại:

  • Ráy tai ướt: Chứa tới 50% acid béo. Thường thấy ráy có màu cam, vàng mật ong hoặc nâu sẫm, tính bám dính cao.

  • Ráy tai  khô: Chỉ chứa khoảng 20% acid béo. Ráy khô có màu xám, giòn và dễ bong.

Thông thường, ráy tai sẽ được tự làm sạch bởi cơ chế tự nhiên của cơ thể, phần thừa ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khi ráy tai có quá nhiều sẽ trở nên khô cứng và làm tắc nghẽn ống tai. Việc đưa vật thể lạ nhằm làm sạch ráy tai rất có khả năng bạn sẽ vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong, làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ráy tai nhiều có tốt không? 2 Ráy tai có màu vàng, cam hoặc xám tùy người

Tác dụng của ráy tai

Ráy tai được cấu thành từ các acid béo và các cholesterol nên có tính chất hơi dính và màu vàng. Tùy vào thể trạng từng người cũng như tình trạng sức khỏe mà ráy tai sẽ thay đổi màu sắc, mùi hay cấu trúc.

Mặc dù với đa số mọi người ráy tai là thứ phiền phức, ngứa ngáy và muốn loại bỏ một cách nhanh nhất ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh ráy tai chính là một phương thức bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn, dị vật lạ hay thậm chí là côn trùng có thể xâm nhập vào tai.

Ráy tai có tác dụng bảo vệ ống tai cùng màng nhĩ khỏi tình trạng kích thích hay viêm nhiễm. Có thể chống thấm nước, bảo vệ lớp lót nhạy cảm của tai khỏi nước hoặc các bệnh về da khác. Bên cạnh đó, pH của ống tai khoảng 6,1 có tính acid nhẹ nên có tác dụng diệt vi khuẩn và nấm.

Ngoài ra ráy tai còn tác dụng ít ai biết đến là giúp sóng âm truyền đến tai dễ dàng hơn, giúp tai thích nghi với những âm thanh cường độ lớn.

Nguyên nhân ráy tai nhiều

Ráy tai là hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu sản sinh quá nhiều sẽ là dấu hiệu của  những bất thường. Sự tích tụ quá nhiều của ráy tai có thể gây đau tai, giảm thính giác, có thể dẫn tới chóng mặt và thậm chí gây ho. Một số nguyên nhân gây ra ráy tai nhiều có thể là:

Viêm tai

Giảm khả năng thính giác, cảm nhận được có thứ gì kẹt ở trong tai là một dấu hiệu điển hình có thể thấy khi ráy tai quá nhiều. Ngoài ra, đây cũng có thể là triệu chứng khi bạn bị viêm tai. Lúc này bạn cần để ý đến cảm nhận bên trong tai để phân biệt rõ hai trường hợp này.

Ráy tai tích tụ nhiều không gây đau. Trong khi đó viêm tai sẽ tiết ra dịch có mùi hôi và gây đau nhức, triệu chứng xuất hiện đột ngột, có thể do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Việc cần làm lúc này là đến các cơ sở y tế để có sự thăm khám từ bác sĩ chuyên môn.

Đeo tai nghe thường xuyên

Việc thường xuyên đeo tai nghe mọi lúc như nghe nhạc, xem phim, vận động, nói chuyện, có thể khiến ráy tai tích tụ càng nhiều. Do khi đeo tai nghe sẽ làm bong các tế bào ở tai, khiến tác tế bào mới bong ra này tích tụ dần lại thành ráy. Đồng thời dành phần lớn thời gian đeo tai nghe sẽ hạn chế việc ráy tai đẩy ra ngoài, đây cũng là một nguyên nhân gây ráy tai nhiều.

Ráy tai nhiều có tốt không? 3 Đeo tai nghe thường xuyên có thể gây ráy tai nhiều

Dùng máy trợ thính

Tương tự việc đeo tai nghe nhiều, dùng máy trợ thính cũng có thể làm tích tụ nhiều ráy tai. Nếu có thể, bạn nên hạn chế dùng những lúc không cần thiết. Đồng thời cũng cần vệ sinh thường xuyên máy trợ thính để ngăn chặn vi khuẩn và bụi bẩn có thể xâm nhập gây nhiễm trùng tai.

Một số nguyên nhân khác gây ráy tai nhiều

Ngoài những nguyên do kể trên, ráy tai nhiều cũng có thể do một số lý do sau:

  • Màng nhĩ bị thủng.

  • Ống tai ngoài hẹp hơn bình thường khiến ráy khó đẩy ra ngoài.

  • Vệ sinh tai không đúng cách.

Ráy tai nhiều có tốt không?

Ráy tai quá nhiều sẽ tích tụ lại gây ra hiện tượng tắc nghẽn bên trong tai, có thể khiến tai nghe kém đi, một vài trường hợp có thể thấy ù tai hay chóng mặt đau đầu. Nếu lúc này bạn loại bỏ ráy tai không đúng cách, rất có thể đẩy ráy vào sâu trong tai hơn, càng ngày càng gây tích tụ, có thể dẫn tới viêm nhiễm, gây ra đau tai, đau đầu…Một số biểu hiện có thể gặp như:

  • Đau nhức tai kéo dài, không giảm.

  • Chảy dịch hoặc mủ ở tai.

  • Sốt.

  • Ho.

  • Suy giảm thính giác.

  • Chóng mặt, ù tai.

Ráy tai nhiều có tốt không? 4 Ráy tai nhiều có tốt không?

Vệ sinh tai đúng cách giúp loại bỏ ráy tai nhiều

Bình thường, ráy tai sẽ theo cơ chế tự nhiên mà được đẩy ra ngoài ống tai. Khi ráy tai quá nhiều bạn không nên sử dụng những vật sắc nhọn để đưa vào tai để lấy ráy, vì rất có thể chúng sẽ làm rách màng nhĩ của bạn.

Những dụng cụ lấy ráy tai thông thường cũng không được khuyến khích sử dụng, kể cả việc dùng tăm bông để thọc sâu vào tai. Việc này có thể khiến bạn cảm thấy đang làm sạch tai nhưng thực tế chỉ khiến tai bạn càng bị tắc nghẽn và có nguy cơ tổn thương màng nhĩ cũng như ống tai. Bạn chỉ nên dùng tăm bông ẩm vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài tai.

Ráy tai nhiều có tốt không? 5 Không nên sử dụng những dụng cụ sắc nhọn hoặc tăm bông để lấy ráy tai

Có thể sử dụng vài giọt nước oxy già có sẵn ở nhà, dầu khoáng hay glycerin để làm mềm ráy tai. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng những loại nước rửa không cần kê đơn, có thể dễ dàng mua được ở hiệu thuốc để vệ sinh tai. Không nên rửa tai quá thường xuyên, chỉ nên áp dụng tối đa 1 tháng 1 lần nếu không sẽ tẩy đi mất lớp bảo vệ màng nhĩ của mình.

Trên đây là bài viết “Ráy tai nhiều có tốt không?”, hy vọng có thể đem lại những thông tin hữu ích tới bạn đọc. Đừng quên theo dõi trang web của Nhà Thuốc Hưng Thịnh để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)