Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bên cạnh răng mọc thiếu, răng thừa cũng là tình trạng mà nhiều người mắc phải. Vậy răng thừa có nên nhổ không? Nhổ răng thừa có nguy hiểm không?

Theo dân gian, nhiều người quan niệm rằng răng mọc thừa là biểu hiện của sự giàu sang. Vì vậy, nhiều người quyết định không nhổ đi chiếc răng thừa. Điều này có phải là đúng đắn hay không? Khi nào thì nên nhổ răng thừa? Còn chần chừ gì mà không cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây. 

Răng mọc thừa là gì?

Một hàm răng tiêu chuẩn của người trưởng thành có tất cả 28 chiếc răng, không bao gồm 4 chiếc răng khôn. Trong đó, bao gồm 2 răng cửa chính, 2 răng cửa phụ, 2 răng nanh, 4 răng tiền hàm và 4 răng hàm lớn. Vì vậy, nếu bạn có đủ 28 răng thì tức là tất cả những chiếc răng còn lại là răng mọc thừa. 

Trên thực tế, có 3 loại răng mọc thừa thường gặp là: 

Răng khểnh 

Răng khểnh thường là những chiếc răng nanh, mọc trồi ra bên ngoài răng chính, có hình dáng kì lạ và kích thước nhỏ hơn so với những chiếc răng thường. 

Răng mọc lẫy 

Răng mọc lẫy thường xảy ra ở những trẻ đang trong quá trình thay răng sữa. Răng mọc lẫy là những chiếc răng vĩnh viễn, mọc lệch so với vị trí tiêu chuẩn ở cung hàm. 

Răng thừa có nên nhổ không - Bạn đã biết chưa? 1 Răng thừa có nên nhổ không là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi con có răng mọc lẫy

Răng khôn

Răng khôn là 4 chiếc răng trong cùng, mọc muộn nhất và có xu hướng mọc ngầm, mọc xiên, đâm vào răng số 7 và số 8 gây đau nhức dữ dội. Răng khôn không những không có chức năng gì, mà còn gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai hàng ngày của người bệnh. 

Nguyên nhân răng mọc thừa 

Theo thống kê từ hầu hết các bệnh nhân tới thăm khám về tình trạng răng mọc thừa, các chuyên gia đã kết luận được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đó là: 

  • Do mầm răng phân đôi tạo điều kiện cho răng thừa mọc lên.

  • Răng mọc dư thừa do sự hiếu động quá khích của ngà răng.

  • Do di truyền từ thế hệ bố mẹ cũng là một nguyên nhân của việc răng mọc thừa.

Răng thừa có nên nhổ không? 

Hầu hết các trường hợp mọc răng thừa đều được bác sĩ khuyên nên nhổ càng sớm càng tốt. Điều này xuất phát từ những lý do sau: 

Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ 

Kích thước cung hàm của người lớn thường chỉ chịu được sự xuất hiện tối đa của 32 chiếc răng. Việc có thêm chiếc răng thứ 33 khiến hàm răng trở nên chen chúc, bị xô lệch. Tình trạng này có thể gây sai lệch khớp cắn, khiến hàm răng bị lệch, kéo theo khuôn mặt trở nên mất cân đối.

Gây đau đớn

Răng thừa, đặc biệt là răng khôn trong quá trình mọc không chỉ gây đau nhức do tách lợi ra, mà còn đâm vào các răng khác. Vì vậy, không ít trường hợp người bệnh mọc răng khôn bị sốt, sưng hàm, thậm chí là chảy máu. 

Răng thừa có nên nhổ không - Bạn đã biết chưa? 2 Răng khôn đâm vào răng bên cạnh gây đau nhức 

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng

Giữa răng mọc đúng cung hàm và răng thừa bao giờ cũng tồn tại một kẽ hở khiến cho vụn thức ăn dễ dàng bám vào và bị giắt lại. Hơn nữa, bàn chải cũng khó tiếp cận được các kẽ hở này khiến vi khuẩn sinh sôi. Từ đó, gây ra mùi hôi trong khoang miệng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm tuyến nước bọt,…

Một số câu hỏi về nhổ răng thừa

Nhổ răng thừa có nguy hiểm không? 

Nhiều người bệnh lo ngại rằng việc nhổ răng có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây đau đầu, thậm chí là ảnh hưởng đến chiều hướng mọc của toàn bộ hàm răng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì các dây thần kinh nằm rất sâu bên trong xương hàm nên việc nhổ bỏ hoàn toàn không để lại bất cứ di chứng nào cho người bệnh. 

Nhổ răng thừa có đau không? 

Bằng công nghệ y khoa hiện đại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng bác sĩ sẽ dùng phương pháp ít xâm lấn nhất để loại bỏ những chiếc răng thừa trong khoang miệng. Việc mở xương, rạch lợi là hoàn toàn không cần thiết với những chiếc răng mọc ở gần răng cửa, chân nông và kích thước nhỏ. Trước khi nhổ răng, người bệnh sẽ được tiêm tê nên hoàn toàn không cảm thấy đau nhức. 

Răng thừa có nên không - Bạn đã biết chưa? 3 Nhổ răng thừa hoàn toàn không đau nhờ có thuốc tê 

Nhổ răng thừa trong thời gian bao lâu? 

Nếu chỉ nhổ răng, quá trình này sẽ diễn ra trong vòng từ 10 – 20 phút, bao gồm cả thời gian tiêm tê. Thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào độ khó của răng, hoặc mức độ ảnh hưởng của răng thừa với các răng bên cạnh. 

Nếu răng khôn đâm thủng các răng bên cạnh gây viêm nhiễm hoặc sâu răng, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, trám răng hoặc chụp, chiếu trước khi nhổ răng. 

Sau khi hết thuốc tê khoảng 30 phút – 1 giờ, cơn đau sẽ trở lại và diễn ra âm ỉ trong vòng từ 1 – 2 ngày. 

Nhổ răng thừa hết bao nhiêu tiền? 

Nhổ răng thừa giá bao nhiêu phải chăng là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Giá nhổ răng thừa cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào cơ sở nha khoa mà bạn thăm khám, cùng với phương pháp nhổ răng khác nhau và tay nghề của bác sĩ. Hơn nữa, những chiếc răng khôn, mọc đâm vào răng số 7 và số 8 khiến các răng này bị sâu, thủng thì chi phí nhổ răng cũng cao hơn bình thường. 

Răng thừa có nên nhổ không - Bạn đã biết chưa? 4 Chi phí nhổ răng phụ thuộc vào độ phức tạp của răng 

Răng thừa có nên nhổ không? Răng mọc thừa nên được nhổ càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ giúp bạn đảm bảo sức khỏe răng miệng mà còn cải thiện thẩm mỹ trên gương mặt. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)