Nhà thuốc Hưng Thịnh

Răng bị mẻ là trạng thái bất thường của răng, có thể do một số tác động mạnh từ nhiều yếu tố như: Cắn vật cứng, va đập vào vật cứng khi ngã, tai nạn… Bất kỳ nhưng lý do chủ quan hay khách quan nào cũng có thể dẫn đến mẻ răng mà chúng ta có thể không biết trước được.

Răng bị mẻ gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ đặc biệt là phái đẹp. Trong quá trình sinh hoạt cũng như học tập và làm việc, những chiếc răng bị mẻ khiến ta trở nên e ngại, tự ti và còn ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề trong cuộc sống. Các chấn thương và va đập mạnh khiến răng bị mẻ gây ảnh hưởng cho men răng, tuy có thể sẽ không nghiêm trọng nhưng rất dễ gây các kích ứng cho lưỡi và nướu.

Răng bị mẻ là thế nào?

Răng bị mẻ: Nguyên nhân và triệu chứng bị mẻ răng 1 Răng bị mẻ là thế nào?

Răng có tính chất cứng, cấu trúc vôi hóa, các răng được sắp xếp trên hàm của con người nói riêng và các động vật có dây sống nói chung, với chức năng quan trọng trong nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt. Răng bị mẻ là những chiếc răng bị sứt mẻ một phần, men răng bị vỡ, mẻ để lộ phần mô bên trong. Răng mẻ thường gây cảm giác ê buốt do:

  • Lúc này răng để lộ phần ngà, dễ bị nhảy cảm, kích ứng khi ăn uống.

  • Trong khi nhai, các mặt răng tiếp xúc không đều, lúc này gây ra các áp lực với răng và tạo cảm giác bị ê buốt.

  • Nếu răng đã bị mẻ đến tủy thì càng tăng mức độ ê buốt và đau nhức, bởi tủy răng vốn nhạy cảm, chứa nhiều dây thần kinh quan trọng nên sẽ gây đau buốt dữ dội, ù tai, có thể gây sốt, nhức đầu…

Cấu tạo răng

Răng không hình thành từ xương mà nó có những lớp mô đặc và cứng và có nướu phủ xung quanh. Cấu tạo răng gồm: Men răng, lớp ngà răng, và trong cùng là tủy răng.

Răng bị mẻ: Nguyên nhân và triệu chứng bị mẻ răng 2 Cấu tạo răng bình thường gồm 3 thành phần

Răng ở nơi tiếp xúc đầu tiên với thức ăn trong hệ tiêu hóa, với màu trắng ngà hoặc hơi vàng nhạt. Nhiệm vụ của răng để nhai xé thức ăn nên có cách sắp xếp đặc biệt và trình tự mọc trên xương hàm trung bình ở người trưởng thành là 28 – 32 cái răng. Một hàm răng hoàn chỉnh ở người trưởng thành được chia thành 4 nhóm:

  • Nhóm răng cửa: Có tổng số 8 cái răng, 4 răng ở hàm trên và 4 răng ở hàm dưới (răng số 1, 2).

  • Nhóm răng nanh: Có tổng 4 cái răng, gồm 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới (răng số 3).

  • Nhóm răng hàm nhỏ: Có tổng 8 cái răng, 4 răng ở hàm trên và 4 răng ở hàm dưới (răng số 4, 5).

  • Nhóm răng hàm lớn: Có tổng 12 cái răng, 4 răng ở hàm trên và 4 răng ở hàm dưới, đặc biệt trong đó có răng khôn là răng số 8 (răng số 6, 7, 8).

Nguyên nhân mẻ răng

Có vô vàn lý do khiến cho răng bị mẻ, một số những nguyên nhân khiến răng mẻ là:

  • Do ngã, tai nạn có va đập tại phần mặt và miệng.

  • Trong quá trình ăn uống và sinh hoạt cắn  phải đồ vật, thức ăn cứng.

  • Men răng yếu đi: Đối với mỗi chiếc răng men răng làm nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài, giúp răng được an toàn dưới các tác nhân gây hại. Nếu men răng bị phá hủy bởi các tác động xấu hàng ngày hay do bẩm sinh thì sẽ khiến chiếc răng đó dễ bị sứt mẻ.

  • Ăn nhiều đồ ngọt hàm lượng đường cao, ăn nhiều đồ chứa chất axit, chất bào mòn răng: Bánh kẹo, nước ngọt có ga, đồ ăn chua…

  • Sâu răng: Đây cũng là nguyên nhân gây ra sứt mẻ răng nhiều nhất, vì những chiếc răng lúc này yếu và nhạy cảm, khi cắn, ăn uống hay bất kỳ tác động nhẹ nào cũng có thể làm răng bị mẻ.

  • Có tiền sử bệnh lý về răng miệng trước đó.

  • Cơ thể thiếu chất trong chế độ dinh dưỡng: Canxi…

  • Nghiến răng khi ngủ.

  • Xô xát, xích mích chịu tác động vật lý lên vùng miệng.

  • Tham gia các hoạt động thể thao, thi đấu không sử dụng bảo hộ răng.

Răng bị mẻ: Nguyên nhân và triệu chứng bị mẻ răng 3 Mẻ răng có thể do ăn nhiều đồ ngọt

Răng bị mẻ đa số là do các tác động bên ngoài, những chiếc răng thể trạng yếu càng dễ bị sứt mẻ khi vô tình chịu tác động lực đến.

Triệu chứng khi bị mẻ răng 

Tình trạng răng bị mẻ ở nhiều mức độ khác nhau, nếu vùng răng mẻ quá nhỏ và nằm ở vị trí khuất trong miệng thì khó cảm thấy được bất kỳ triệu chứng nào. Ở một số trường hợp chúng ta có thể nhận thấy một số triệu chứng như sau:

  • Lớp sừng bong tróc.

  • Răng khấp khểnh, đầu răng bị mất góc, sứt mẻ.

  • Nướu dưới chân răng gặp vấn đề thấy xuất hiện kích ứng.

  • Răng cực kỳ nhạy cảm với các đồ ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh.

  • Khi lướt lưỡi qua chiếc răng mẻ thấy cảm giác khó chịu, kích ứng.

  • Cảm nhận sự sắc nhọn bất thường không đều của răng mẻ.

Yếu tố nguy cơ khiến răng bị mẻ

Thường ngày có rất nhiều những hoạt động vô thức ta đã tác động đến răng mà chính ta cũng không để ý rằng nó đang gây hại đến răng và không chú ý đến những nguy cơ khiến răng bị mẻ.

Những tình trạng dưới đây đang dần tác động có hại đến răng mà bạn nên biết:

  • Răng sâu: Chú ý đến răng miệng, những chiếc răng sâu này có thể làm lây lan vùng sâu răng sang các răng khác, làm ảnh hưởng đến toàn bộ men răng, tạo ra các lỗ răng sâu lớn, làm yếu đi lớp sừng của răng.

  • Nghiến răng, cắn chặt răng vô thức, theo thói quen: Điều này sẽ khiến răng ngày càng bị bào mòn và nứt vỡ, sứt mẻ.

  • Sử dụng các thực phẩm không lành mạnh: Ăn ngọt, thực phẩm nhiều axit, ăn các thực phẩm không đảm bảo, có chứa nhiều loại vi khuẩn, tác động đến răng miệng làm ảnh hưởng đến men răng.

  • Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ nóng: Khiến axit từ dạ dày đẩy ngược lại khoang miệng tác động có hại đến hàm răng.

  • Tuổi đã cao: Ở tầm tuổi trên 50 thì men răng cũng yếu đi dần theo thời gian.

  • Cấu tạo vị trí của răng: Đối với những răng ở hàm dưới có nguy cơ bị mẻ cao hơn răng ở hàm trên.

Răng bị mẻ: Nguyên nhân và triệu chứng bị mẻ răng 4 Nghiến răng khi ngủ là một trong các yếu tố nguy cơ khiến răng bị mẻ

Hậu quả mẻ răng là gì?

Răng bị mẻ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến khả năng nhai. Răng lúc này dễ nhạy cảm, yếu hơn các răng ở kế bên, khiến chức năng nhai nghiền thức ăn bị hạn chế, lúc này thức ăn không được cắt nghiền đều, điều này khiến dạ dày phải làm việc hoạt động nhiều lên và co bóp mạnh hơn lâu dần gây nên một số bệnh tiêu hóa đi kèm.

Khi bị mẻ răng ở một số trường hợp còn gây ra phản ứng viêm: Sốt, sưng đau răng lợi, sưng hạch, miệng có mùi hôi, nhai nuốt khó khăn…

Tình trạng răng bị mẻ không được xử lý sớm có thể khiến vi khuẩn tấn công dễ dàng vào ngà răng. Theo đó sẽ gây ra các bệnh răng miệng: Sâu răng, viêm chảy máu chân răng, viêm tủy răng, nha chu, sưng nướu.

Răng bị mẻ là một tình trạng xấu trong vấn đề sức khỏe răng miệng. Từ ảnh hưởng của răng miệng cũng dẫn đến các vấn đề bệnh lý liên quan mật thiết với nó như sưng viêm, tiêu hóa, thần kinh bị ảnh hưởng gây thêm đau nhức đầu, ù tai… Ảnh hưởng tới sinh hoạt và đời sống, giảm sự tự tin, mặc cảm về vấn đề thẩm mỹ răng miệng. Chính vì vậy mà chúng ta cần có cách nhìn nhận thiết thực hơn về đảm bảo sức khỏe răng miệng, qua những thông tin ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về răng bị mẻ, cũng như từ đó sẽ có những giải pháp chăm sóc răng hiệu quả.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức về răng bị mẻ, cũng như các kiến thức cơ bản nhất về răng miệng. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Hưng Thịnh để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)