Nhà thuốc Hưng Thịnh

Quai bị thường bị vào mùa nào và cách phòng bệnh là vấn đề cần được quan tâm. Vì quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm để lại nhiều biến chứng khó lường.

Quai bị thường bị vào mùa nào và cách phòng bệnh?1Quai bị thường bị vào mùa nào?

Quai bị thường bị vào mùa nào – nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm vô cùng phổ biến hiện nay. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc quai bị. Tuy nhiên quai bị thường bị vào mùa nào không phải ai cũng biết. Theo như PGS. TS Đỗ Duy Cường – Bệnh viện Bạch Mai – Khoa Truyền Nhiễm thì quai bị là căn bệnh có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên quai bị thường bị vào mùa nào thì bác sĩ cho biết, vào mùa Đông – Xuân là thời điểm mọi người cần chú ý, vì lúc này thuận lợi cho virus phát triển và dễ bùng nổ thành dịch.

Nguyên nhân dẫn đến quai bị là do một loại virus có tên paramyxovirus. Chính loại virus này khiến viêm tuyến nước bọt mang tai. Hơn nữa, bệnh quai bị lây qua đường hô hấp, loại virus này rất dễ phát tán trong không khí. Người không mắc bệnh tiếp xúc ở khoảng cách gần với người đang mắc bệnh thì có nguy cơ sẽ bị lây nhiễm.

Thời gian ủ bệnh là từ 18 đến 21 ngày, triệu chứng của bệnh lại giống với những bệnh cảm cúm hoặc viêm nước bọt. Chính vì thế mà nhiều người không để ý phòng ngừa, từ đó tạo cơ hội cho bệnh bùng nổ thành dịch.

Vì vậy, ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường như quai hàm bị sưng đau do tuyến nước bọt bị viêm, có biểu hiện nóng sốt, sợ gió, nhức đầu thì tốt nhất nên đến phòng khám để được chẩn đoán. Việc tìm hiểu quai bị thường bị vào mùa nào là cần thiết để phòng tránh bệnh trước. Bạn không được lơ là với quai bị cũng như những triệu chứng của bệnh. Bởi mặc dù đây chỉ là căn bệnh truyền nhiễm với những triệu chứng bình thường, nhưng biến chứng do quai bị để lại vô cùng nguy hiểm.

Quai bị thường bị vào mùa nào và cách phòng bệnh?2Quai bị thường bị vào mùa nào – Mùa Đông Xuân là mùa dễ bùng phát bệnh quai bị nhất.

Biến chứng của quai bị nguy hiểm ra sao?

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh quai bị. Tuy nhiên trẻ dưới 2 tuổi ít có nguy cơ mắc bệnh. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em trên 2 tuổi, trẻ vị thành niên đang tuổi đến trường. Khi những đối tượng này mắc bệnh thì rất dễ gây thành dịch.

Mặc dù, bệnh quai bị ở trẻ nhỏ được coi là lành tính, bệnh chỉ kéo dài trong khoảng 10 ngày sẽ khỏi, sau đó cơ thể sẽ được miễn dịch hoàn toàn với bệnh. Tuy nhiên, đối với nhiều trường hợp, bệnh lại để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Việc không điều trị nghiêm túc bệnh quai bị, sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của trẻ mắc bệnh cũng như người trưởng thành sau này. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể kể đến như:

  • Vô sinh: Vô sinh là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, vì nó ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống sau này của người bệnh. Đặc biệt bệnh nhân nam thường dễ bị biến chứng này nhất. Trong khi nữ giới có nguy cơ vô sinh do quai bị không? Thì câu trả lời là số bệnh nhân nữ vô sinh do quai bị chỉ chiếm 7%.
  • Tổn thương hệ thần kinh: Dẫn đến người bệnh bị điếc, giảm thị lực, viêm thần kinh đa rễ. Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể bị viêm não, thậm chí viêm màng não gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nhồi máu phổi do quai bị gây biến chứng khiến tế bào phổi bị chết.
  • Nhiều biến chứng khác có thể kể đến như viêm tụy, viêm cơ tim, bệnh về tuyến giáp, rối loạn chức năng gan. Giảm tiểu cầu gây xuất huyết, viêm thanh quản, khí quản.

Quai bị thường bị vào mùa nào và cách phòng bệnh?3Cần tìm hiểu quai bị thường bị vào mùa nào để có phương án phòng ngừa hiệu quả.

Quai bị thường bị vào mùa nào – phòng ngừa bệnh thế nào cho hiệu quả

Như đã nói ở trên, mùa Đông Xuân chính là mùa mà mọi người dễ mắc bệnh quai bị, cũng như bệnh dễ bùng phát thành dịch nhất. Bạn cũng cần lưu ý, ngoài giai đoạn trên thì bất cứ mùa nào trong năm chúng ta cũng có nguy cơ mắc bệnh, chỉ khác là tỷ lệ thấp hơn. Vì vậy cách phòng ngừa bệnh trước nhất và đảm bảo đó chính là tiêm phòng.

Việc tiêm phòng là cần thiết đối với trẻ em và cả người trưởng thành chưa mắc bệnh. Lịch tiêm phòng quai bị thường được kết hợp chung với bệnh sởi, rubella. Bên cạnh tiêm phòng, bạn nên tham khảo thêm những lời khuyên dưới đây để bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất. Vì nhiều trường hợp, người đã mắc quai bị vẫn có thể mắc quai bị lần 2.

Dù quai bị thường bị vào mùa nào thì bạn cũng nên tham khảo một số lời khuyên để ngăn ngừa cũng như hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Luôn giữ vệ sinh xung quanh nhà ở. Đảm bảo không khí xung quanh thông thoáng.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, đặc biệt là khi vào giai đoạn bệnh bùng nổ thì cần đeo khẩu trang khi đến nơi đông người như lớp học, công ty. Vì căn bệnh này rất dễ lây lan quan đường hô hấp.
  • Đối với những người có biểu hiện của quai bị cần được đưa đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh. Người mắc bệnh cần được cách ly ít nhất 10 ngày cho tới khi hoàn toàn khỏi bệnh.
  • Đặc biệt, bạn không được tự ý mua thuốc về điều trị mà không có sự chỉ định của bác sĩ nhé.

quai bị thường bị vào mùa nào và cách phòng bệnh 4Quai bị thường bị vào mùa nào đi nữa cũng không nghiêm trọng nếu bạn chủ động phòng ngừa.

Bài viết vừa mang đến cho bạn những thông tin về thắc mắc quai bị thường bị vào mùa nào cũng như cách phòng bệnh. Bạn lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cũng như điều trị tốt nhất.

Hoàng Minh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)