Nhà thuốc Hưng Thịnh

Có những dấu hiệu nghi ngờ mắc phải polyp cổ tử cung khi mang thai làm các mẹ bầu không khỏi lo lắng. Hãy cùng bài viết tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán cũng như cách điều trị căn bệnh polyp cổ tử cung trong thai kỳ nhé!

Hiện nay, phụ nữ mắc bệnh polyp cổ tử cung trong khi có thai là điều rất đỗi bình thường. Với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, các bác sĩ sẽ nhanh chóng chẩn đoán và tìm được cách điều trị căn bệnh chính xác và hợp lý nhất!

Polyp cổ tử cung khi mang thai là gì?

Hiện tượng polyp cổ tử cung khi mang thai xuất hiện nếu như các tế bào trên cổ tử cung rơi vào tình trạng tăng trưởng bất thường. Các khối u polyp này có dạng hình nấm hay bóng đèn và có kích thước từ vài milimet đến vài centimet. Chúng có thể tập trung thành chùm hoặc đứng đơn độc. Các khối polyp cổ tử cung rất dễ bị vỡ và chảy máu khi tác động vào vì kết cấu của chúng khá mềm. Vị trí của các khối này thường không cố định, có thể nằm trong ống cổ tử cung, bên ngoài hoặc thậm chí nằm trong vùng âm đạo.

Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị polyp cổ tử cung khi mang thai 1 Polyp cổ tử cung khi mang thai không đe dọa đến tính mạng thai phụ.

Polyp cổ tử cung khi mang thai được xem là một trong các căn bệnh phụ khoa lành tính, không gây quá nhiều nguy hiểm có thể đe dọa đến tình mạng nếu như mới mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt đời thường ở một mức độ nào đó cũng như sức khỏe và tinh thần của sản phụ.

Bệnh có thể gây ra các triệu chứng điển hình như rối loạn kinh nguyệt khiến nó không theo một chu kỳ hoặc chảy máu âm đạo một cách bất thường, đau rát vùng kín, huyết trắng ra nhiều và có màu vàng hoặc trắng đục,…

Polyp cổ tử cung thai kỳ nếu để lâu không được phát hiện và điều trị có thể gây nên những biến chứng khôn lường như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, hiếm muộn, sinh non, sảy thai và một số ít là ung thư cổ tử cung.

Phương pháp chẩn đoán căn bệnh

Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị polyp cổ tử cung khi mang thai 2 Bác sĩ thăm hỏi chu kỳ kinh nguyệt để chẩn đoán bệnh polyp cổ tử cung.

Khi bệnh nhân phát hiện một số dấu hiệu bất thường của cơ thể và tiến hành thăm khám. Để chẩn đoán bệnh polyp cổ tử cung, bác sĩ sẽ hỏi thăm về tình trạng chu kỳ kinh nguyệt cũng như khả năng thụ thai và các dấu hiệu của cơ thể về việc tiết dịch âm đạo nhiều hay không.

Sau khi có những căn cứ, cơ sở nghi ngờ bị polyp cổ tử cung khi mang thai, bác sĩ sẽ tiến hành cho bạn thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật sau:

Siêu âm qua âm đạo

Siêu âm qua âm đạo là một phương pháp giúp cho các bác sĩ thấy được hình ảnh và tình trạng đang diễn ra bên trong cổ tử cung. Các hình ảnh sẽ cho bác sĩ xác định chính xác các polyp và sự dầy lên của nội mạc tử cung.

Siêu âm bơm nước vào tử cung

Nước muối vô trùng sẽ được bơm vào tử cung thông qua một ống thông giúp tử cung mở rộng và quan sát hình ảnh rõ ràng hơn. 

Nội soi tử cung

Với phương pháp này, một camera với tay cầm dài và mảnh kèm theo đèn sẽ được bác sĩ đưa vào âm đạo và cổ tử cung để kiểm tra tình hình. Quá trình này sẽ hỗ trợ việc nội soi và phẫu thuật cắt bỏ các khối polyp.

Các phương pháp điều trị polyp cổ tử cung

Điều trị bảo tồn và theo dõi

Nếu kích thước của các polyp cổ tử cung nhỏ hơn 10mm và không có các triệu chứng khó chịu khác kèm theo thì có thể để yên và theo dõi định kỳ. Vì các khối polyp này có thể tự thoái triển.

Điều trị nội khoa

Đây là biện pháp ngăn ngừa bệnh polyp tử cung bằng dụng cụ có chứa levonorgestrel chuyên dụng.

Điều trị ngoại khoa

Hầu hết các trường hợp polyp cổ tử cung đều sử dụng biện pháp điều trị ngoại khoa. Có thể kể đến như nội soi cổ tử cung và tiến hành cắt bỏ. Trong trường hợp hiếm phát hiện các tế bào ung thư polyp, đa phần các bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ chúng để tránh lây truyền sang các polyp và gây nên bệnh ung thư cổ tử cung.

Một số cách phòng ngừa polyp cổ tử cung cho phụ nữ có thai

Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị polyp cổ tử cung khi mang thai 3 Phòng ngừa polyp cổ tử cung để căn bệnh không tái phát lần nữa.

Dù đã điều trị căn bệnh polyp cổ tử cung, tuy nhiên nếu các mẹ không chú ý chăm sóc cơ thể thật tốt, các dấu hiệu bệnh sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại. Sau đây là một số cách phòng ngừa căn bệnh cho các bà mẹ bầu một cách an toàn và hiệu quả:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thường xuyên.

  • Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng và lành tính.

  • Lựa chọn vải quần lót có khả năng thấm hút và khô thoáng cao. Đặc biệt nên phơi quần lót ở những nơi có ánh sáng mặt trời để tiêu diệt được các vi khuẩn và bụi bẩn bám trên chúng.

  • Sau mỗi lần đi vệ sinh, các mẹ nên sử dụng khăn giấy lau nhẹ vùng kín để đảm bảo vệ sinh an toàn cho cô bé.

  • Tuyệt đối không có hành vi quan hệ tinh dục trong vòng 1 tháng sau quãng thời gian điều trị bệnh polyp cổ tử cung. 

  • Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe.

  • Khám sức khỏe thai sản định kỳ và tìm đến bác sĩ ngay nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể. 

Polyp cổ tử cung khi mang thai là một chứng bệnh lành tính và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khi được điều trị kịp thời. Vậy nên các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần thực hiện theo đúng những gì bác sĩ chỉ định là có thể chữa trị căn bệnh một cách nhanh chóng.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)