Nhà thuốc Hưng Thịnh

Phóng xạ có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc gây nên một số các bệnh lý phức tạp cho cơ thể con người tùy vào mức độ và liều lượng tiếp xúc. Tia phóng xạ từ lâu đã được biết là làm hại sức khỏe của con người nhưng cụ thể, phóng xạ là gì và phóng xạ gây nên những bệnh gì thì không phải ai cũng đã hiểu rõ.

Tất cả chúng ta đều đã tiếp xúc với hai nguồn bức xạ là tự nhiên (mặt đất, vũ trụ…) và nhân tạo ở trong giới hạn an toàn. Quá giới hạn này, phóng xạ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Để hiểu rõ hơn phóng xạ là gì và phóng xạ gây nên những bệnh gì cho sức khỏe của con người, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Phóng xạ là gì?

Phóng xạ là gì? Phóng xạ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?1

Phóng xạ có 2 loại là phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo

Phóng xạ thực chất là hạt nguyên tử không bền tự biến đổi, giải thoát năng lượng dư thừa và phát ra các bức xạ hạt nhân được gọi là các tia phóng xạ. Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt mang điện dương như hạt anpha, hạt proton hoặc mang điện âm như chùm electron phóng xạ beta, không mang điện như hạt nơtron, tia gamma. Như đã đề cập ở phần trên, con người đã tiếp xúc với nguồn phóng xạ tự nhiên và nhân tạo. Nguồn bức xạ nhân tạo chiếm khoảng 15%, phần lớn trong số bức xạ nhân tạo con người tiếp xúc là trong y học như chụp phim X-quang, CT…, phần nhỏ là từ điện hạt nhân, thử nghiệm vũ khí.

Bức xạ gây hại cho sức khỏe

Bức xạ gây hại cho sức khỏe của con người bởi nó phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào, làm hư hại các phần tử ADN. Các tế bào có ADN bị hư sẽ diễn ra quá trình sửa chữa hoặc chết đi. Trong quá trình chỉnh sửa, những sai lầm có thể xảy ra từ đó dẫn đến quá trình hình thành của tế bào ung thư. Cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khác nhau ở các cấp độ khác nhau. Mức độ hại đến sức khỏe sẽ phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ.

Người bị nhiễm phóng xạ ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng điển hình, chỉ đến khi các tế bào của cơ thể bị phá hủy một phần lớn do các tia xạ mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Một số đối tượng dễ bị phơi nhiễm phóng xạ hơn bao gồm:

  • Trẻ em. 

  • Người bệnh tiểu đường.

  • Người bị mắc bệnh mô liên kết.

  • Người đồng hợp gen gây hội chứng thất điều – giãn mạch.

Các loại phơi nhiễm phóng xạ

Phóng xạ là gì? Phóng xạ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?2

Phóng xạ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người

Phơi nhiễm phóng xạ có thể do hai nguyên nhân là chiếu xạ hoặc ô nhiễm phóng xạ. Cụ thể:

  • Chiếu xạ: Ở trường hợp này, người bệnh bị nhiễm phóng xạ do tiếp xúc với tia bức xạ. Các tia bức xạ có thể gây nhiễm xạ toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một số cơ quan trên cơ thể.

  • Ô nhiễm phóng xạ: Người bệnh bị phơi nhiễm phóng xạ do tiếp xúc ngoài ý muốn với các chất phóng xạ, ví dụ như bụi hoặc chất lỏng. Trường hợp nhiễm phóng xạ theo hình thức này có thể xảy ra ở trong cơ thể hoặc ngoài cơ thể. Nhiễm xạ ngoài cơ thể xảy ra do các chất phóng xạ dính trên da, quần áo… thông qua cọ xát, tiếp xúc rồi gây hại cho cơ thể. Nhiễm xạ trong cơ thể xảy ra do ăn uống, hít thở các chất bị nhiễm phóng xạ và trường hợp này sẽ khó để có thể loại bỏ hơn so với nhiễm phóng xạ ngoài.

Biểu hiện khi bị nhiễm phóng xạ

Phóng xạ là gì? Phóng xạ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?3

Phóng xạ phá hủy tế bào trong cơ thể con người, hình thành các tế bào ung thư

Khi cơ thể bị nhiễm phóng xạ, một số các triệu chứng sẽ xuất hiện như sau:

  • Buồn nôn và nôn: Đây là triệu chứng điển hình của nhiễm phóng xạ giai đoạn đầu. Lượng nhiễm phóng xạ càng nhiều thì biểu hiện buồn nôn và nôn sẽ càng xuất hiện sớm. Với những người bệnh có triệu chứng này ngay sau khi tiếp xúc với các tia bức xạ rất dễ bị tử vong.

  • Chảy máu không nguyên nhân: Chảy máu ở một số vùng như chảy máu lợi, chảy máu mũi, chảy máu khoang miệng, nội tạng và nôn ra máu.

  • Đi ngoài ra máu: Các tế bào bị nhiễm phóng xạ tăng trưởng với tốc độ nhanh gây kích thích thành ruột, gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu.

  • Da bong tróc: Vùng da phơi nhiễm với phóng xạ dễ nóng rát, nổi mụn nước, da dễ chuyển thành màu đỏ, dễ bị tổn thương tương tự như phơi nắng quá lâu.

  • Rụng tóc: Chân lông và chân tóc bị phơi nhiễm phóng xạ gây tổn thương. Người bệnh có thể bị rụng nhiều tóc trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Mệt mỏi: Cơ thể bị nhiễm phóng xạ dễ mệt mỏi, suy yếu, thiếu máu do lượng hồng cầu trong máu giảm, tăng nguy cơ bị hôn mê.

  • Đau cổ họng.

  • Dễ bị viêm nhiễm: Người bệnh dễ mắc các bệnh viêm nhiễm do lượng bạch cầu bị suy giảm, hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị suy giảm.

  • Phổi: Gây bệnh ung thư phổi.

  • Bệnh tim mạch: Hủy hoại trực tiếp đến các mạch máu nhỏ, có thể gây suy tim và tử vong.

  • Sinh dục: Suy thoái tiền liệt tuyến, tinh hoàn, buồng trứng, gây ung thư vú.

  • Tủy xương: Nguy cơ lớn mắc các bệnh ung thư máu, máu trắng.

Trên đây là một vài thông tin về tia phóng xạ và tác hại của nó. Chung quy lại, phơi nhiễm phóng xạ là trường hợp rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng. Chính vì vậy mà chúng ta nên cảnh giác khi tiếp xúc với các tia phóng xạ dù là nhân tạo hay tự nhiên. Mong rằng bài viết này của nhà thuốc Hưng Thịnh đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin bổ ích.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)