Nhà thuốc Hưng Thịnh

Viêm màng não là tình trạng viêm ở màng não và khoang dưới nhện. Bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề cho sức khỏe người bệnh và hoàn toàn có thể tái phát. Vậy phòng tránh viêm màng não tái phát như thế nào?

Viêm màng não là tình trạng viêm ở lớp màng bao bọc quanh não và khoang dưới nhện. Căn bệnh này có thể gây ra bởi các nguyên nhân như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, phế cầu, virus, ký sinh, nấm hoặc dùng thuốc… Bệnh không chỉ mang đến những hậu quả nặng nề mà hoàn toàn có thể tái phát. Vậy phòng tránh viêm màng não tái phát bằng cách nào?

Nguyên nhân viêm màng não tái phát

Theo các chuyên gia, bệnh viêm màng não tái phát là hoàn toàn có thể xảy ra. Căn bệnh nguy hiểm này được gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính những nguyên nhân khác nhau đó có thể gây bệnh trong những lần khác nhau. Một người từng mắc viêm màng não mô cầu không có nghĩa là miễn nhiễm với mọi nguyên nhân gây bệnh. 

Trước khi tìm hiểu cách phòng tránh viêm màng não tái phát, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân tái phát viêm màng não. Nguy cơ tái phát bệnh viêm màng não mô cầu sẽ cao hơn ở những đối tượng như: 

  • Những người bị dị tật bẩm sinh không được sửa chữa ở sọ và xương sống. 
  • Những người bị viêm tai giữa mạn tính cũng có thể gặp biến chứng ngoài màng cứng phổ biến là viêm màng não. 
  • Người bị hội chứng suy giảm miễn dịch sẽ dễ bị virus và vi khuẩn gây bệnh tấn công. 
  • Virus hoặc vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh mà không gây bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào. Khi hệ miễn dịch suy yếu, virus và vi khuẩn mới bắt đầu xâm lấn gây bệnh viêm màng não. Virus gây bệnh thường gặp là Herpes simplex type 2. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Streptococcus pneumoniae hoặc Neisseria meningitidis. 
  • Cơ thể người bệnh sau khi được chữa trị có thể vẫn chưa đủ miễn dịch với vi khuẩn gây bệnh. Cũng có khi cơ thể chưa có miễn dịch đầy đủ với các chủng vi khuẩn gây bệnh khác nhau.
  • Viêm màng não cấp tính do sử dụng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs hoặc các thuốc khác cũng có thể tái phát khi tái sử dụng những loại thuốc này.
  • Viêm màng não tái phát có thể do vỡ nang não.
  • Viêm màng não tái phát có thể do tiếp tục nhiễm nấm Cryptococcus neoformans qua đường hô hấp hoặc vết thương ngoài da. 

phòng tránh viêm màng não tái phát 1 Có nhiều nguyên nhân khiến viêm màng não tái phát

Phòng tránh viêm màng não tái phát

Viêm màng não tái phát là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi vậy, chính những bệnh nhân từng mắc căn bệnh này cũng cần nâng cao cảnh giác và áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Phòng tránh viêm màng não tái phát gồm những cách sau: 

  • Không dùng chung và cho người khác dùng chung vật dụng cá nhân
  • Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang, găng tay đầy đủ.
  • Vệ sinh cơ thể, chân tay sạch sẽ để loại bỏ ký sinh trùng, virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh. 
  • Bồi bổ sức khỏe, luyện tập thể dục đều đặn. duy trì thói quen sinh hoạt khoa học để nâng cao miễn dịch. 
  • Đến cơ sở y tế để kiểm tra nếu tiếp xúc với người bệnh.
  • Tiêm phòng viêm màng não mủ đầy đủ là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Các loại vắc xin đều được thử nghiệm và chứng minh lâm sàng với hiệu quả bảo vệ lên đến 90%. 

phòng tránh viêm màng não tái phát 2 Viêm màng não vô cùng nguy hiểm nên cần phòng ngừa bệnh tái phát

Các loại vắc xin phòng viêm màng não 

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não đang được coi là cách phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Các loại vắc xin viêm màng não đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam như:

  • Vắc xin VA-Mengoc-BC phòng bệnh viêm màng não mô cầu gây ra bởi vi khuẩn não mô cầu mang chủng huyết thanh B và C. Vắc xin này được chỉ định tiêm cho trẻ từ khi đủ 6 tháng tuổi và người trưởng thành dưới 45 tuổi. 
  • Vắc xin cộng hợp Menactra phòng bệnh viêm màng não mô cầu gây ra bởi vi khuẩn não mô cầu mang chủng huyết thanh A, C, Y, W-135. Loại vắc xin này được chỉ định dùng cho trẻ em từ khi đủ 9 tháng tuổi đến người trưởng thành không quá 55 tuổi.
  • Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm màng não phế cầu gây ra bởi 10 chủng vi khuẩn phế cầu phổ biến nhất hiện nay. Loại vắc xin này được chỉ định dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. 
  • Vắc xin Prevenar-13 phòng bệnh viêm màng não do phế cầu do 13 chủng phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae phổ biến nhất gây ra. Vắc xin cũng có tác dụng phòng tránh viêm màng não tái phát.
  • Vắc xin Pentaxim 5 trong 1, vắc xin Infanrix Hexa 5 trong 1 có tác dụng phòng ngừa 5 bệnh: Uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HIB.
  • Vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1, vắc xin Hexaxim 6 trong 1 có tác dụng phòng ngừa 6 bệnh: Uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt, viêm phổi, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn HIB. Vắc xin Quimi-Hib phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn HIB. Loại vắc xin này dùng được cho trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi.

phòng tránh viêm màng não tái phát 3 Tiêm ngừa đầy đủ là cách phòng bệnh viêm não mô cầu hiệu quả nhất

Tại sao cần phòng tránh viêm màng não tái phát?

Việc phòng tránh viêm màng não tái phát quan trọng không kém việc phòng bệnh. Việc phòng bệnh quan trọng với tất cả mọi người bởi bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của chứng bệnh nguy hiểm này. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như trẻ em dưới 5 tuổi, thiếu niên từ 15 – 24 tuổi càng nên được phòng bệnh hoặc phòng bệnh tái phát. 

Trong nhiều năm gần đây, ở nước ta ghi nhận nhiều ổ dịch viêm màng não trong cộng đồng. Số lượng ca bệnh có xu hướng gia tăng. Có đến 25% người lành mang mầm bệnh không có bất cứ triệu chứng lâm sàng nào. Việc chủ động phòng bệnh có thể giảm tối đa 90% nguy cơ mắc bệnh. 

Bệnh viêm màng não không chỉ gây ra những biến chứng nguy hiểm mà còn khiến đến 20% người bệnh mang theo di chứng suốt đời. Tỷ lệ tử vong của bệnh lý thần kinh này cũng có thể lên đến 50% nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu không muốn trở thành nạn nhân, cách tốt nhất là áp dụng triệt để các biện pháp phòng bệnh, nhất là tiêm phòng đầy đủ. 

Viêm màng não là căn bệnh hoàn toàn có thể tái phát, vì thế việc phòng tránh viêm màng não tái phát là việc nên làm. Mỗi người trong chúng ta nên nâng cao ý thức phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)