Nhà thuốc Hưng Thịnh

Các cơn đau nhức ở cột sống đôi khi là dấu hiệu của phồng đĩa đệm. Bất kỳ nơi nào của cột sống cũng có nguy cơ phồng đĩa đệm. Phồng đĩa đệm còn được gọi là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm với nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động sau này.

“Phồng đĩa đệm có phải là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm không?” là câu hỏi được nhiều người đặt ra và tìm hiểu. Phồng đĩa đệm là chấn thương cột sống có thể xảy ra ở đốt sống cổ hoặc đốt sống lưng. Vậy nó có liên quan như thế nào với thoát vị đĩa đệm? Để biết rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết của Nhà thuốc Hưng Thịnh ngay dưới đây nhé!

Phồng đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là một bộ phận có dạng hình tròn và dẹt, cấu tạo gồm hai phần: Bên ngoài là lớp vỏ bao xơ bao bọc phần nhân nhầy dạng gel hoặc lòng trắng trứng. Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống kề cận, hoạt động như một tấm đệm giúp hấp thu những xung động và giảm tối đa ma sát khi di chuyển. Từ đó giúp bảo vệ cột sống hoạt động tốt hơn.

Phồng đĩa đệm còn được chẩn đoán là thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi đĩa đệm phồng hoặc lồi ra sau nơi có vòng sợi bị suy yếu sẽ xảy ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi đó, nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ, chưa bị lệch khỏi vị trí trung tâm nên dây thần kinh không bị chèn ép.

Trên cột sống, bệnh phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào. Tuy nhiên, có đến 90% người bị phồng đĩa đệm xảy ra ở ở vị trí thắt lưng và phổ biến nhất là đĩa đệm nằm giữa các đốt sống L4 và L5 hoặc L5 và S1.

Phồng đĩa đệm có phải là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm không?Phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cột sống

Dấu hiệu nhận biết phồng đĩa đệm

Ở giai đoạn đầu, bệnh phồng đĩa đệm thường không có dấu hiệu đặc trưng cụ thể. Khi bệnh tồn tại lâu dài, người bệnh mới cảm nhận rõ được một số triệu chứng gây khó chịu như:

  • Tê, đau, ngứa ran ở vùng cổ, sau đó lan dần xuống cánh tay, bàn tay hay cả ngón tay.

  • Yếu, ngứa ran, tê nhiều ở vùng bàn chân hay ngón chân. 

  • Lưng đau mỏi, nhất là đau vùng thắt lưng.

  • Cơn đau có thể từ vùng thắt lưng lan xuống dưới vào phía trong đùi. 

Ở những người khác nhau, những triệu chứng của phồng đĩa đệm có dấu hiệu khác nhau, điều này cũng phụ thuộc vào mức độ bệnh và vị trí phình lồi. Cơn đau của phồng đĩa đệm có thể bất chợt trong vài phút đến vài giờ hoặc thậm chí có thể kéo dài đến vài ngày rồi tự nhiên hết. Do đó, nhiều người thường chủ quan và không đi khám ngay, lâu dần phồng đĩa đệm trở nặng và hình thành thoát vị đĩa đệm. 

Nguyên nhân dẫn tới phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên chủ yếu do một số nguyên nhân điển hình như:

  • Do tuổi tác: Ở những người lớn tuổi, đĩa đệm suy thoái, trở nên khô cứng do mất nước, độ linh hoạt bị giảm so với ban đầu. Khi đó, chỉ cần có bất kỳ chèn ép nào cũng dễ dàng làm cho đĩa đệm bị phồng lên.

  • Do chấn thương: Những chấn thương cột sống do chơi thể thao, ngã hay do tai nạn giao thông gây ra thường tạo áp lực mạnh và đột ngột đến cột sống gây ra hiện tượng phồng đĩa đệm.

  • Do di truyền: Cha mẹ có đĩa đệm yếu do cấu trúc bất thường thì con cái cũng có nguy cơ bị phồng đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm.

  • Do vận động sai tư thế: Các tư thế như đứng nghiêng người, đứng khom lưng lâu, ngồi gục đầu, ngồi một tư thế trong thời gian dài hoặc ngồi ngửa cổ… gây biến dạng cột sống, tác động không tốt đến đĩa đệm.

  • Do béo phì, thừa cân: Khi cân nặng tăng lên khiến cột sống gánh nhiều áp lực của cơ thể, do đó cấu trúc đĩa đệm bị ảnh hưởng.

  • Do sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá là những chất gây giảm khả năng tiếp xúc nhận oxy và chất dinh dưỡng của đĩa đệm, làm quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường.

Phồng đĩa đệm có phải là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm không?Thừa cân hoặc béo phì là những nguyên nhân gây phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Phồng đĩa đệm không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phồng đĩa đệm xảy ra trong thời gian dài khi người bệnh mang vác vật nặng nhiều hoặc gặp chấn thương hay ảnh hưởng từ quá trình lão hóa sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. 

Khi phồng đĩa đệm lâu ngày mà không được xử lý, nhân nhầy lệch khỏi vị trí so với ban đầu, thoát ra ngoài, gây rách các bao xơ, làm chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống, xuất hiện những cơn đau nhức dai dẳng. Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị suy giảm khả năng vận động một cách rõ rệt, nặng hơn là mất cảm giác và phản xạ gân cơ, rối loạn đại tiện, tiểu tiện hoặc nếu khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh tủy sống sẽ gây ra nguy cơ tê liệt tứ chi.

Phương pháp điều trị phồng đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra nếu bệnh nhân bị phồng đĩa đệm mà không điều trị kịp thời. Để điều trị phồng đĩa đệm bệnh nhân có thể lựa chọn theo hai phương hướng là điều trị theo tây y hoặc bằng y học cổ truyền. Bên cạnh đó tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của phồng đĩa đệm mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị như: 

  • Điều trị bằng phối hợp các thuốc đông y với những bài vật lý trị liệu, chiếu hồng ngoại, điện châm, xung điện… 

  • Chỉ định dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), các vitamin nhóm B dùng đường uống hoặc đường tiêm. Bên cạnh đó có thể phối hợp sử dụng thuốc giãn mạch ngoại vi theo chỉ định. 

Phồng đĩa đệm có phải là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm không?Điều trị phồng đĩa đệm bằng cách phối hợp thuốc với các bài vật lý trị liệu

Cách phòng ngừa phồng đĩa đệm 

Thay đổi lối sống, cách sinh hoạt thường ngày là cách phòng ngừa phồng đĩa đệm hữu hiệu nhất. Cụ thể như:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin.

  • Sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

  • Ăn uống điều độ, tránh tăng cân đột ngột, duy trì mức cân nặng bình thường.

  • Tập thể dục đều đặn để tăng cường độ chắc khỏe và dẻo dai, linh hoạt của cột sống.

  • Tránh khiêng những vật quá nặng. Nếu khiêng vật nặng nên gập gối, thẳng lưng, bê vật sát người. 

  • Không nên ngồi lâu trong một tư thế, thi thoảng phải đứng lên vận động.

Phồng đĩa đệm có thể điều trị được. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại khác. Do vậy, khi phát hiện cơn đau bất thường ở cột sống, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trên đây là những thông tin về bài viết “Phồng đĩa đệm có phải là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm không?” mà Nhà thuốc Hưng Thịnh chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của nhà thuốc Hưng Thịnh để biết thêm nhiều thông tin về sức khỏe nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)