Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tình trạng phình mạch máu ở tay thường không quá nguy hiểm, nhưng chúng gây mất thẩm mỹ và còn là dấu hiệu cho một vài tình trạng sức khỏe. Dưới đây chính là một vài thông tin về phình mạch máu ở tay.

Mạch máu là một phần quan trọng của hệ tuần hoàn, giúp trao đổi nước và các chất dinh dưỡng giữa máu và các mô. Chính vì vậy, tình trạng của mạch máu thường sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Vậy phình mạch máu ở tay có nguy hiểm không, cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Phình mạch máu ở tay là gì?

Phình mạch máu ở tay là tình trạng tay nổi rõ gân, các mạch máu lớn hơn so với bình thường, thậm chí là sưng. Trong hầu hết các trường hợp, sự xuất hiện của chúng không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng gây ra mất thẩm mỹ hoặc phản ánh tình trạng y tế như bệnh mạch máu. 

Phình mạch máu ở tay do đâu, có nguy hiểm không? 1

Phình mạch máu ở tay là tình trạng tay nhìn rõ các gân 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phình mạch máu ở tay

Do tuổi tác

Cùng với sự lão hóa của tuổi già, làn da sẽ ngày càng mỏng đi, kém đàn hồi, không đủ khả năng che phủ hết các mạch máu dưới da. Khiến những mạch máu này nhìn rõ hơn, có cảm giác sưng phồng. 

Hàm lượng chất béo trong cơ thể thấp

Chất béo tạo thành một lớp hàng rào bao phủ và độn da xung quanh tĩnh mạch. Do đó, nếu hàm lượng lipid giảm đi sẽ khiến những tổ chức dưới da hiện lên rõ hơn. Điều này không chỉ thường xảy ra ở bàn tay mà còn nhận thấy rõ ràng trên cánh tay và các bộ phận cơ thể khác.

Do thời tiết nóng lên

Khi nhiệt độ tăng lên, các mạch máu sẽ giãn ra và mở rộng. Sự giãn nở này có thể gây thêm căng thẳng cho thành tĩnh mạch cũng như dẫn đến đau đớn hoặc chuột rút. Lượng máu tụ lại tạo thành tình trạng sưng phồng mạch máu ở tay.

Phình mạch máu ở tay do đâu, có nguy hiểm không? 2

Thời tiết nóng lên có thể dẫn đến tình trạng phình mạch máu ở tay 

Do di truyền

Một vài nghiên cứu nhận thấy tình trạng phình mạch máu ở tay xảy ra đối với các thành viên trong cùng một gia đình. Trong trường hợp này, đây không phải là dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một thủ thuật thẩm mỹ để cải thiện chúng.

Suy tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch có thể hiểu là một dấu hiệu cảnh báo các mạch máu đang không hoạt động bình thường. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nơi lưu lượng máu bị gián đoạn khiến mạch máu tổn thương và phình ra, bao gồm cả bàn tay. Trong trường hợp này, bạn nên đến khám bác sĩ để có phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị phù hợp.

Viêm tắc tĩnh mạch nông

Tình trạng tĩnh mạch sưng lên gần bề mặt da được gọi là viêm tắc tĩnh mạch nông, nó thường không nguy hiểm, nhưng lại khiến người bệnh đau đớn. Đặc biệt chúng còn liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác như nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch hoặc một loại chấn thương nào đó. 

Viêm tĩnh mạch

Nhiễm trùng tay, chấn thương hoặc là bệnh tự miễn dịch có thể khiến cho tĩnh mạch bị viêm và sưng lên.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Cục máu đông hình thành nằm sâu trong tĩnh mạch cánh tay có thể khiến chưng phình lên, sưng phồng, rất mất thẩm mỹ. 

Một vài nguyên nhân khác

  • Thói quen ngủ đè lên tay hoặc là thường xuyên mặc áo bó sát

  • Sư thay đổi của nội tiết tố đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc thời kỳ tiền mãn kinh

  • Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thiếu chất xơ, vitamin C, E, uống không đủ nước.

Phình mạch máu ở tay do đâu, có nguy hiểm không? 3

Một vài thói quen trong cuộc sống hằng ngày cũng có thể dẫn đến phình mạch máu ở tay 

Những phương pháp điều trị phình mạch máu ở tay

Trong hầu hết các trường hợp, phình mạch máu ở tay liên quan đến vấn đề thẩm mỹ nhiều hơn là sức khỏe. Do đó, những phương pháp điều trị cũng tập trung chính vào chỉnh sửa thẩm mỹ, cụ thể như sau:

Liệu pháp xơ hóa

Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu có thể hiểu là tiêm nước muối hoặc dung dịch hóa chất gọi là “chất làm mềm” vào tĩnh mạch tay. Sau đó tình trạng này sẽ dần dần biến mất. Ưu điểm lớn nhất của liệu pháp xơ hóa chính là chỉ cần điều trị ngoại trú, không gây mê, chi phí thấp, ít rủi ro. Bạn chỉ cần đeo găng tay nén trong vài tuần sau khi làm thủ thuật.

Liệu pháp laser cắt bỏ nội mạc 

Đây là phương pháp phù hợp đối với các tĩnh mạch nhỏ. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng vô tuyến hoặc là ánh sáng khuếch đại để đóng tĩnh mạch.

Cắt bỏ tĩnh mạch cấp cứu

Đây là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu trong trường hợp cần loại bỏ các tĩnh mạch tay. Các tĩnh mạch sẽ được loại bỏ bằng cách rạch các vết nhỏ. Bạn cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ đối với loại thủ thuật này, vì nó có thể được coi là phẫu thuật nhỏ.

Sử dụng thuốc

Nếu bạn bị DVT, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn một loại thuốc chống đông máu. Đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm tĩnh mạch có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và kết hợp chườm ấm. Còn với bệnh nhân có các huyết khối đã hình thành thì có thể sử dụng thuốc giảm đau, chườm ấm.

Hiện nay, các loại thực phẩm chức năng cũng có thể sử dụng kết hợp trong quá trình điều trị bệnh. Hoặc sử dụng kem bôi với tình trạng suy giãn xảy ra ở các tĩnh mạch nằm gần da.

Phình mạch máu ở tay do đâu, có nguy hiểm không? 4

Phương pháp xơ hóa tiêm dung dịch chuyên dụng để giảm phình mạch máu ở tay 

Cách phòng ngừa phình mạch máu ở tay

Để phòng ngừa tình trạng phình mạch máu ở tay, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và điều độ, không chỉ tập trung vào một bộ phận vì có thể gây mất cân bằng. 

  • Luyện tập thói quen mặc quần áo rộng rãi, không đè lên tay trong khi ngủ.

  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

  • Bổ sung những loại thực phẩm như: Củ cải đường, bơ, kiều mạch, măng tây, táo, anh đào, và các thực phẩm có chứa nhiều rutin khác để tăng khả năng chống viêm, chống oxy hóa cũng như ngăn ngừa đông máu.

Phình mạch máu ở tay do đâu, có nguy hiểm không? 5

Những thực phẩm giàu rutin có thể hạn chế tình trạng phình mạch máu ở tay 

Phình mạch máu ở tay tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ. Bạn có thể các trung tâm thẩm mỹ để giải quyết tình trạng này. Nếu thấy tình trạng sưng phình mạch máu ở tay lâu ngày không khỏi hoặc là có kèm theo các triệu chứng bất thường khác hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nhé.

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)