Nhà thuốc Hưng Thịnh

Ngày nay, phẫu thuật nâng mũi là một trong những phương pháp phẫu thuật thẩm mĩ khuôn mặt khá phổ biến do nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao. Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Hưng Thịnh sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cơ bản liên quan đến phương pháp phẫu thuật này.

Phẫu thuật nâng mũi giúp cải thiện hình dạng chung của mũi, từ đó khiến khuôn mặt trở nên hài hòa và thanh thoát hơn. Vậy phương pháp phẫu thuật này có ưu nhược điểm gì? Cách chăm sóc trước và sau phẫu thuật như thế nào? Hãy cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu kỹ hơn về phẫu thuật nâng mũi trong bài viết dưới đây nhé!

Phẫu thuật nâng mũi là gì?

Phẫu thuật nâng mũi, hay còn biết đến với tên gọi chỉnh hình mũi hoặc phẫu thuật thẩm mỹ mũi, là phẫu thuật có mục đích định hình lại khung sụn bên trong mũi để thay đổi hình dạng bên ngoài của mũi.

Phẫu thuật nâng mũi và những điều cần biết 1 Phẫu thuật nâng mũi thay đổi hình dạng bên ngoài mũi

Nâng mũi giúp người thực hiện cải thiện hình dạng chung cũng như kích thước và diện mạo của mũi, qua đó mang lại cho khuôn mặt sự cân đối và hài hoà hơn.

Có vô vàn lý do để thực hiện phẫu thuật nâng mũi, đôi khi chỉ đơn giản vì bạn chưa hài lòng với cấu trúc mũi hiện tại. Điều này là vô cùng phổ biến khi người Á Đông mang đặc điểm nhân chủng là mũi tẹt, thấp, nhìn thường không được cao. Ngoài ra, phẫu thuật nâng mũi còn bởi một số lý do sau: 

  • Mũi của bạn quá tẹt, thấp, cánh mũi bè, không có sống mũi.

  • Mũi vẹo, gồ, hình dạng xấu, không thẳng hàng.

  • Khuyết tật bẩm sinh tại mũi muốn cải thiện.

  • Mũi gặp vấn đề gây nghẹt, khó thở thường xuyên.

Ưu, nhược điểm của phẫu thuật nâng mũi là gì?

Những ưu điểm của phẫu thuật nâng mũi bao gồm:

  • Cải thiện được hình dạng, kích thước thậm chí là góc của mũi theo ý bạn.

  • Cải thiện được các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như khó thở, nghẹt… ở mũi.

  • Bên cạnh đó, dáng mũi cao thanh thoát có thể mang lại cho bạn sự tự tin trong công việc và cuộc sống.

Phẫu thuật nâng mũi và những điều cần biết 2 Phẫu thuật nâng mũi mang lại sự tự tin

Nhược điểm:

  • Có thể để lại sẹo, nhưng hiếm gặp và thường có thể che đi được.

  • Xảy ra dị ứng với chất liệu nâng.

  • Cần thời gian để làm quen với mũi sau khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện phẫu thuật nâng mũi như thế nào? 

Hiện nay, phẫu thuật nâng mũi được thực hiện chủ yếu theo hai phương pháp: Nâng mũi không và nâng mũi bằng phẫu thuật. Đối với nâng mũi bằng phẫu thuật hay còn gọi là phẫu thuật mũi, phương pháp này sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho người thực hiện. Phẫu thuật nâng mũi chia làm hai loại, phụ thuộc vào mức độ tác động đến cấu tạo mũi, gồm có: Phẫu thuật nâng mũi đơn thuần và phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, gồm sửa cấu trúc và nâng sống mũi.

Phẫu thuật nâng mũi đơn thuần

Trong phương pháp phẫu thuật này, các cấu trúc của mũi như: Vách mũi, sụn cánh mũi… được giữ nguyên. Các bác sĩ chỉ tạo một đường hầm dưới da và cốt mạc xương mũi để đặt chất liệu nâng sống mũi vào. Phương pháp nâng mũi đơn thuần có ưu điểm là không làm biến dạng hay thay đổi quá nhiều các cấu trúc giải phẫu của mũi.

Chất liệu nâng sống mũi được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi đơn thuần vô cùng đa dạng, có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như: Chất liệu đồng loại (Alloderm), chất liệu tổng hợp (Gortex, Medpor, Silicon…), hay thậm chí cả chất liệu tự thân như sụn vành tai, sụn vách mũi, sụn sườn… Ngày nay, phổ biến nhất thường sử dụng là chất liệu silicon kết hợp cùng với chất liệu tự thân sẽ cho hiệu quả cao nhất.

Phẫu thuật nâng sống mũi cấu trúc

Phương pháp nâng sống mũi cấu trúc sẽ bao gồm tổ hợp của nhiều phẫu thuật thực hiện liên tiếp nhau. Mục đích của những phẫu thuật này là định hình lại gần như toàn bộ cấu trúc của sụn đầu mũi và nâng sống mũi. Những cuộc phẫu thuật được thực hiện trong phương pháp này bao gồm: 

  • Phẫu thuật đầu tiên để lấy chất liệu tự thân như sụn vành tai, sụn vách mũi, sụn sườn…

  • Phẫu thuật tiếp theo bộc lộ toàn bộ cấu trúc đầu mũi, bao gồm các thành phần như sụn vách mũi, sụn cánh mũi… Sau đó, phẫu thuật viên sử dụng các chất liệu tự thân vừa lấy để làm dài vách ngăn mũi ra trước phía dưới, tạo nên một khung sụn đầu mũi mới hoàn toàn. 

  • Phẫu thuật cuối cùng nhằm nâng sống mũi. 

Kết quả phương pháp này sẽ làm thay đổi toàn bộ tháp mũi. Chính vì vậy, chỉ định của phẫu thuật nâng sống mũi cấu trúc dành cho các trường hợp mũi ngắn, đầu mũi quá lớn hoặc quá nhỏ, sống mũi ngắn… hay đặc biệt ở các trường hợp có biến dạng ở mũi như dị tật khe hở môi vòm miệng. 

Phẫu thuật nâng mũi và những điều cần biết 3 Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc thay đổi toàn bộ mũi

Tuy nhiên, phẫu thuật nâng sống mũi cấu trúc cũng có nhược điểm. Phương pháp này phá vỡ cấu trúc mũi, làm xuất hiện nguy cơ thủng đầu mũi do tăng chiều cao và chiều dài mũi tối đa, trong khi da và những tổ chức dưới da không thay đổi về kích thước, khi xảy ra nhiễm trùng hoặc biến chứng sẽ rất khó khắc phục.

Cần chuẩn bị gì trước phẫu thuật nâng mũi?

Trước khi phẫu thuật, bạn sẽ cần tiến hành các xét nghiệm cơ bản để các bác sĩ đánh giá liệu bạn có đáp ứng đủ các điều kiện để thực hiện phẫu thuật hay không.

Đồng thời, để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phẫu thuật, bạn cũng nên:

  • Ngừng việc hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích trong vòng 1 tuần trước khi phẫu thuật.

  • Tránh lạm dụng aspirin hay các loại thuốc chống viêm và thảo dược, do có thể gây chảy máu nhiều.

  • Chuẩn bị 2 – 3 ngày sau phẫu thuật để nghỉ ngơi sẽ giúp hồi phục tốt hơn.

Chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi

Ngay sau khi phẫu thuật nâng mũi

Bạn sẽ được yêu cầu đeo nẹp mũi. Nẹp mũi sẽ không chỉ cố định mũi mà còn giúp bảo vệ mũi của bạn trong khi bạn ngủ hay trong những va chạm vô tình. Bạn cũng có thể được yêu cầu sử dụng thêm các miếng băng dán hình tam giác.

Tình trạng bầm tím, khó chịu có thể sẽ xảy ra, nhưng sẽ hết sau từ 2 đến 3 ngày. Với những người có cơ địa không tốt, có thể hiện tượng sưng húp ở quanh mũi, dưới mắt và bầm tím. Nếu gặp tình trạng này, bạn nên chườm lạnh để giảm đau và giảm bầm tím.

Bạn cũng nên giữ cho đầu ở vị trí được nâng cao và yên tĩnh trong vài giờ đầu. Hãy uống thuốc giảm đau nếu bạn cảm thấy đau, thường chỉ trong vài giờ đầu và hãy uống thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật nâng mũi và những điều cần biết 4 Chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi giúp hồi phục nhanh hơn

Chăm sóc trong 5 – 7 ngày sau nâng mũi

Lúc này, bạn có thể bỏ miếng nẹp mũi và chỉ khâu, tuỳ thuộc theo khả năng hồi phục của bạn. Các dấu hiệu bầm tím và sưng cũng hết. Bạn nên hạn chế tập thể dục quá nặng, những động tác uốn cong hoặc căng cơ thể.

Tại thời điểm này, mũi vẫn đang ở trong quá trình định hình vào form, nên vẫn chưa ổn định hoàn toàn. Bạn vẫn cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ phẫu thuật và uống thuốc theo đúng chỉ định.

Rủi ro khi phẫu thuật nâng mũi

Tất cả các cuộc phẫu thuật dù lớn hay nhỏ đều có nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng hoặc phản ứng bất thường với thuốc gây mê. Quá trình phẫu thuật nâng mũi cũng có thể gồm một số rủi ro như sau:

  • Khó thở.

  • Chảy máu cam.

  • Mất cảm giác ở mũi.

  • Mũi bất đối xứng.

  • Để lại sẹo trên mũi.

Trên đây là những thông tin liên quan đến quá trình phẫu thuật nâng mũi cũng như một số điều cần lưu ý khi thực hiện loại phẫu thuật này. Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc đã nắm được những kiến thức cơ bản về phẫu thuật nâng mũi và mong rằng Nhà Thuốc Hưng Thịnh sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của bạn đọc trong tương lai!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)