Nhà thuốc Hưng Thịnh

Phẫu thuật Hartmann là phương pháp phổ biến và hiệu quả, được chỉ định để điều trị ung thư đại trực tràng hoặc viêm (viêm ruột thừa, viêm niêm mạc trực tràng, viêm tuyến tiền liệt…) giúp loại bỏ phần đại tràng và khối u, sử dụng hậu môn nhân tạo.

Để tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật Hartmann, người bệnh cần lưu ý gì trước và sau khi tiến hành phẫu thuật, mời bạn cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu bài viết dưới đây nhé! 

Phẫu thuật Hartmann là gì?

Phẫu thuật Hartmann hay thủ thuật Hartmann là phương pháp cắt trực tràng – đại tràng sigma cùng khối u, đóng kín đầu dưới đại tràng và làm hậu môn nhân tạo. Trong cuộc phẫu thuật, phần trực tràng và đại tràng sigma bị tổn thương (bao gồm cả mạch máu và hạch bạch huyết liên quan) sẽ được cắt bỏ. Trong trường hợp phẫu thuật viên cảm thấy nối các đoạn ruột trong ổ bụng không khả thi (do nhiễm trùng, ung thư, viêm phúc mạc, tắc nghẽn…) thì đại tràng sẽ được đưa lên qua da và tạo một hậu môn nhân tạo cho người bệnh. 

Phẫu thuật Hartmann và những điều cần lưu ý 1 Phẫu thuật Hartmann được dùng trong trường hợp nào?

Phẫu thuật này thường bị hạn chế trong các trường hợp khẩn cấp nhưng không thể khâu mạch máu ngay lập tức hoặc hiếm khi được chỉ định trong điều trị chăm sóc giảm nhẹ ở những người bệnh có khối u đại trực tràng. Mặc dù, phẫu thuật này có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi nhưng phẫu thuật viên thường lựa chọn phương pháp mổ mở vì đa số các trường hợp cần phải mổ đều là cấp cứu khẩn cấp. 

Phương pháp này được giới thiệu lần đầu vào năm 1921 tại Đại hội lần thứ 30 của Hiệp hội Phẫu thuật Pháp bởi bác sĩ Henri A. Hartmann, để thay thế cho phương pháp phẫu thuật Miles (năm 1908), giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân do phẫu thuật giảm còn 8.8% so với 38% của hình thức phẫu thuật Miles.

Phương pháp Hartmann được chỉ định trong trường hợp nào?

Hiện nay, phương pháp Phẫu thuật Hartmann rất phổ biến nhưng tỷ lệ tử vong vẫn thay đổi tùy thuộc vào chỉ định phẫu thuật. 

Phương pháp phẫu thuật Hartmann có thể được chỉ định trong các trường hợp:

Viêm ruột thừa có biến chứng

Ruột thừa là phần đầu của mạnh tràng bị thoái hóa, đường kính từ 0.5 – 1 cm, dài khoảng 8cm, nối với manh tràng bởi lỗ ruột thừa. Bình thường ruột thừa nằm ở ⅓ ngoài đường nối giữa gai chậu trước trên và rốn (điểm Mac Burney) nhưng vì ruột thừa rất di động nên có thể xuất hiện ở một số vị trí khác nhau.

Phẫu thuật Hartmann và những điều cần lưu ý 2 Phẫu thuật Hartmann được chỉ định trong trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng

Ung thư trực tràng – đại tràng sigma

Đối với người bệnh ung thư trực tràng – đại tràng sigma, các bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp:

  • Khẩn cấp: Xử lý thủng ruột, xuất huyết ruột hay tắc ruột.

  • Chọn lựa: Các tắc nghẽn có thể điều trị giảm nhẹ hay đoán trước được.

Những chỉ định phẫu thuật Hartmann khác

Phương pháp phẫu thuật Hartmann cũng được chỉ định đối với người bệnh có các vấn đề sức khỏe như: Phình động mạch, thủng đại trang do quá trình soi đại tràng hoặc do dị vật, thiếu máu cục bộ, ung thư di căn đáy chậu, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, chấn thương…

Quy trình thực hiện phương pháp phẫu thuật Hartmann

Phẫu thuật Hartmann có thể thực hiện bằng phương pháp nội soi ổ bụng hoặc phương pháp mổ mở. Trong bài viết này, Nhà thuốc Hưng Thịnh sẽ mô tả quy trình thực hiện thủ thuật này bằng phương pháp mổ mở.

Trước khi tiến hành phẫu thuật Hartmann

Để ca phẫu thuật diễn ra thành công và có kết quả tốt thì trước khi mổ khoảng 2 – 3 ngày, người bệnh cần thực hiện đúng theo các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân, ăn đồ ăn mềm để dễ tiêu hóa. Trước ca phẫu thuật 24 giờ, người bệnh chỉ uống nước và hoàn toàn nhịn ăn từ nửa đêm đến trước ngày thực hiện phẫu thuật. Cần chú ý không sử dụng rượu bia và ngưng hút thuốc lá (nếu có).

Phẫu thuật Hartmann và những điều cần lưu ý 3 Trước ca phẫu thuật, người bệnh không được sử dụng rượu bia

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ được các kỹ thuật viên hướng dẫn tư thế phù hợp đó là nằm ngửa trên bàn mổ, hai tay để dọc theo thân mình, lòng bàn tay hướng vào trong (tư thế Trendelenburg) và được gây mê toàn thân. Sau khi người bệnh thiếp đi, kỹ thuật viên sẽ đặt ống nội khí quản và ca phẫu thuật bắt đầu. 

Các bước thực hiện phẫu thuật Hartmann

Kỹ thuật viên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phẫu thuật và thực hiện sát khuẩn vùng bụng cho bệnh nhân. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành rạch một đường giữa bụng để bộc lộ mặt phẳng vô mạch trong lớp mô ở dưới da. Khi tiếp cận được đến khoang phúc mạc, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để chẩn đoán xác định.

Phẫu thuật Hartmann bằng phương pháp mổ mở gồm 4 bước chính:

  • Bước 1: Bộc lộ sàn chậu và đại tràng sigma.

  • Bước 2: Thực hiện cắt ngang ruột.

  • Bước 3: Tiến hành tạo lỗ hậu môn nhân tạo.

  • Bước 4: Đóng vết mổ, tạo hậu môn nhân tạo.

Chăm sóc sau phẫu thuật Hartmann

Hồi phục sau phẫu thuật: Trước khi có thể ăn uống trở lại bình thường thì người bệnh sẽ được truyền tĩnh mạch, có thể sử dụng ống thông dạ dày và ngưng trong vòng 48 giờ sau đó. Bên cạnh đó, để thuận lợi cho các bác sĩ trong quá trình theo dõi lượng nước tiểu thì người bệnh cũng được đặt ống thông tiểu trong khoảng 1 tuần.

Vấn đề đại tiện: Sau phẫu thuật, cần một khoảng thời gian để hậu môn hoạt động bình thường trở lại. Người bệnh sẽ được khuyên nên đi đại tiện nhẹ nhàng, chậm rãi. Thông thường, người bệnh sẽ trung tiện sau 2 – 3 ngày và phải sau 4 – 5 ngày thì có thể đi đại tiện.

Kiểm soát cơn đau: Sau phẫu thuật, nếu người bệnh vẫn đau nhiều thì cần báo lại ngay cho bác sĩ hoặc y tá để xem xét cũng như có các biện pháp xử lý. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ không thoải mái khi phải ngồi lâu nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện và thuyên giảm khi vết thương lành lại theo thời gian.

Những biến chứng của phẫu thuật Hartmann

Phẫu thuật cắt bỏ trực tràng – đại tràng sigma là cuộc đại phẫu và người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng sau:

Tắc ruột

Biến chứng tắc ruột có thể xuất hiện sớm hoặc muộn sau mổ, người bệnh cần được theo dõi và xử trí kịp thời. Trong trường hợp này, ruột cần được nghỉ ngơi và đặt một ống nhỏ nối vào tĩnh mạch của người bệnh giúp đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể thay thế cho việc ăn uống thông thường. 

Phẫu thuật Hartmann và những điều cần lưu ý 4 Tắc ruột là một trong các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật Hartmann

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể phải đặt ống thông dạ dày (từ mũi đến dạ dày) để hạn chế tình trạng nôn mửa. Những ống này sẽ cố định và được sử dụng đến khi ruột hồi phục bình thường trở lại. Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh cần can thiệp bằng phẫu thuật để điều trị tắc ruột.

Nhiễm trùng vết mổ

Sau phẫu thuật Hartmann, người bệnh có thể bị nhiễm trùng vết mổ và các bác sĩ thường sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng.

Ngoài tắc ruột và nhiễm trùng vết mổ, người bệnh còn có thể gặp phải các biến chứng khác của phẫu thuật bao gồm: Áp-xe quanh chân trực tràng, rỉ dịch chân trực tràng, kích thích vùng da quanh hậu môn nhân tạo, tổn thương niệu quản, nứt vết mổ hoặc chảy máu, tổn thương các cấu trúc xung quanh…

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về phẫu thuật Hartmann, những lưu ý trước và sau khi thực hiện phẫu thuật. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết trên của Nhà thuốc Hưng Thịnh!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)