Nhà thuốc Hưng Thịnh

Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter Pylori là một loại vi khuẩn sinh sống trong dạ dày của người bệnh. Vậy phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày như thế nào?

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày của người bệnh. Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay thường “phong” cho loại vi khuẩn với tên gọi là “Vi khuẩn Quốc Dân”, bởi đa phần và rất nhiều người, đều có vi khuẩn HP sinh sống trong dạ dày. Ở môi trường axit như dạ dày con người, vi khuẩn HP tồn tại và phát triển được là do chúng tiết ra một loại enzyme có tên là Urease, emzym này giúp trung hòa được nồng độ axit có trong dạ dày.

Vậy vi khuẩn HP gây hại cho sức khỏe con người như thế nào? Và khi xác định chính xác bệnh do vi khuẩn HP thì hướng điều trị, phác đồ điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra các chứng bệnh liên quan đến dạ dày bao gồm: Đau dạ dày mãn tính, teo dạ dày, viêm loét dạ dày… Và nguy hiểm hơn, vi trùng này thậm chí có nguy cơ gây ra ung thư dạ dày. Thông thường, vi khuẩn HP có thể lây qua 3 con đường, cụ thể như sau:

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày như thế nào?1 Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về dạ dày

Vi khuẩn HP lây qua đường miệng – miệng

Khi thực hiện các xét nghiệm qua hơi thở, bác sĩ có thể một phần xác định bệnh nhân đó có vi khuẩn HP sinh sống trong dạ dày. Do đó, con đường lây vi khuẩn HP phổ biến nhất là từ miệng – miệng như: Lây qua dịch tiết nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa… Thông thường, trong gia đình khi có người nhiễm vi khuẩn HP, thì khả năng những người còn lại cũng có nguy cơ bị nhiễm là rất cao.

Vi khuẩn HP lây qua đường phân – miệng

Ngoài lây qua dịch tiết từ nước bọt và dịch tiết đường tiêu hóa, vi khuẩn HP sẽ theo dạ dày và được đào thải qua đường phân. Đối với những người có thói quen vệ sinh kém, như không rửa tay và thường xuyên đưa tay lên miệng, điều đó dẫn đến họ cũng có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng.

Không những thế, một số thói quen như ăn đồ sống, ăn không chín kỹ, uống không sôi… cũng có thể khiến cho một số người vô tình bị nhiễm phải loại vi khuẩn HP này.

Vi khuẩn HP lây qua những con đường khác

Ngoài ra, một số trường hợp hi hữu, bệnh nhân có thể bị lây nhiễm HP do thăm khám tại những phòng khám có sử dụng chung thiết bị y tế với những người khác mà không được vệ sinh và tiệt trùng đúng cách như dụng cụ nội soi dạ dày, soi tai – mũi – họng và sử dụng chung dụng cụ nha khoa…

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày

Để điều trị tận gốc loại vi khuẩn HP sinh sống ở dạ dày là điều không hề đơn giản bởi chúng có tốc độ sinh sôi phát triển rất nhanh. Không những thế, đối với y học hiện đại như hiện nay, ngoài vi khuẩn HP, vẫn chưa tìm thấy loại vi trùng nào có thể sống và phát triển tại dạ dày con người – môi trường có thành phần axit chính là HCl. Hơn thế nữa, vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có sức đề kháng rất cao, có thể sinh sống ở môi trường axit khắc nghiệt, nên rất khó để tiêu diệt tận gốc. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng liên quan đến các bệnh lý về dạ dày, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám sớm để được bác sĩ thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách.

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày như thế nào?2 Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày như thế nào – là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân

Một số xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán có vi khuẩn HP trong dạ dày

Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị vi khuẩn HP sao cho phù hợp nhất đối với người bệnh. Dưới đây là một số xét nghiệm cụ thể mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Nội soi dạ dày nhằm kiểm tra vi khuẩn HP;
  • Test thở Ure;
  • Xét nghiệm máu và xét nghiệm PCR phân của bệnh nhân.

Các nhóm thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP

Sau khi kết quả xét nghiệm chính xác một người có vi khuẩn HP sinh sống trong dạ dày, dưới đây là những nhóm thuốc được bác sĩ chọn lựa để điều trị:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Amoxicillin, tetracycline, levofloxacin, clarithromycin, metronidazole, tinidazole, furazolidone và rifabutin.
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI), có tác dụng làm hạn chế lượng axit sẽ được tạo ra trong dạ dày: Omeprazole, esomeprazole, pantoprazole, lansoprazole và rabeprazole.
  • Muối Bismuth subsalicylate có tác dụng bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Nhóm thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau, khó chịu tại dạ dày: Thuốc giảm đau co thắt và thuốc trung hòa axit dịch vị…

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP trong bao lâu còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Thông thường, các phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày có thời gian sử dụng thuốc từ 7 cho đến 14 ngày. Hiện nay, với mục tiêu diệt được trên 80% vi khuẩn HP có trong dạ dày bệnh nhân, việc phối hợp các nhóm thuốc để tạo thành phác đồ điều trị vi khuẩn HP, bộ Y tế đề nghị như sau:

Phác đồ 3 thuốc

Phác đồ 3 thuốc điều trị vi khuẩn HP này được áp dụng với những bệnh nhân mới điều trị lần đầu tiên hoặc mức độ nhiễm khuẩn nhẹ. Thời gian sử dụng thuốc cần liên tục từ 7 cho đến 14 ngày.

  • PPI (2 lần một ngày);
  • Clarithromycin (500 mg x 2 lần mỗi ngày);
  • Amoxicillin (1g x 2 lần mỗi ngày) hoặc metronidazole (500mg x 2 lần mỗi ngày).

Phác đồ 4 thuốc

Áp dụng khi liệu pháp 3 thuốc không đạt hiệu quả hoặc trước đó bệnh nhân đã từng sử dụng kháng sinh nhóm macrolide (clarithromycin). Thời gian sử dụng thuốc cần liên tục từ 7 cho đến 14 ngày.

  • PPI (2 lần một ngày);
  • Tetracyclin (500mg x 4 lần mỗi ngày);
  • Metronidazole (500mg x 2 lần mỗingày) hoặc amoxicillin (1g x 2 lần mỗi ngày);
  • Bismuth (4 lần một ngày).

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày như thế nào?3 Để điều trị bệnh do vi khuẩn HP gây ra – bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Trên đây là 2 phác đồ điều trị HP nhẹ phổ biến gửi đến bạn đọc. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn cũng như chỉ định của bác sĩ điều trị. Không những thế, đây là phác đồ điều trị chung, đối với tùy trường hợp nặng hay nhẹ cụ thể, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị tương ứng với kết quả xét nghiệm của từng bệnh nhân cụ thể.

Khi được bác sĩ kê đơn, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị vi khuẩn Hp với nhiều loại thuốc kết hợp, cần sử dụng đúng liều lượng cũng như thời gian quy định giúp việc điều trị trở nên hiệu quả hơn, hạn chế việc bệnh tái đi tái lại làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)