Nhà thuốc Hưng Thịnh

Vùng kín là nơi nhạy cảm nhất trên cơ thể của con người nên chỉ cần vị trí này xảy ra bất cứ điều gì bất thường thì cũng khiến bệnh nhân không khỏi lo lắng. Vậy nổi hạch ở háng có nguy hiểm không?

Ngày nay, có không ít lời đồn thổi rằng nổi hạch ở háng là dấu hiệu của bệnh ung thư khiến không ít người lầm tưởng về hiện tượng này. Nổi hạch ở háng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo những vấn đề bất thường về sức khỏe của con người. Nổi hạch ở háng có nguy hiểm không? Nếu bắt gặp tình trạng này thì phải xử lý ra sao? 

Nổi hạch ở háng có nguy hiểm không? 

Hạch bạch huyết được phân bố rải rác trên toàn bộ cơ thể của con người, tập trung nhiều nhất ở vùng nách, cổ, bẹn. Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của con người, có nhiệm vụ ngăn chặn các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể con người. Vì vậy, khi phát hiện hạch bạch huyết nói chung và hạch dưới háng sưng lên thì đây chính là dấu hiệu cơ thể đang bị xâm nhập bởi một số lượng lớn vi khuẩn, virus khiến khối hạch phải hoạt động mạnh mẽ hơn. 

Hạch bạch huyết sưng lên là cơ chế kháng viêm tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, tùy vào từng dấu hiệu mà các chuyên gia còn phân loại thành hạch lành tính và hạch ác tính. Như vậy, nổi hạch ở háng chỉ nguy hiểm khi đó là loại hạch ác tính, có khả năng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người. 

Nổi hạch ở háng có nguy hiểm không? Là dấu hiệu của bệnh gì? 1 Nổi hạch ở háng có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Nguyên nhân nổi hạch ở háng

Trên thực tế, chỉ cần cơ thể xuất hiện các biểu hiện viêm nhiễm ở một khu vực nào đó thì hạch ở háng cũng có thể nổi lên. Vì vậy, các chuyên gia cũng chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây sưng hạch. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn khả năng sưng hạch nếu như cơ thể mắc các bệnh sau đây: 

  • Mắc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như: Mụn rộp sinh dục, chlamydia, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,… 

  • Nhiễm nấm ngứa, viêm âm đạo, viêm âm hộ,… 

  • Nhiễm trùng toàn thân do virus gây ra. 

  • Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, đặc biệt là ung thư hạch. 

  • Lao hạch.

  • Mắc các bệnh tự miễn. 

Ngoài ra, nổi hạch ở háng cũng có thể xuất hiện do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, các trường hợp sau thường hiếm khi xảy ra hơn, thường chỉ từ 4 – 8%. Cụ thể: 

  • Dị ứng, bao gồm cả dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết, dị ứng lông chó mèo,…

  • Phản ứng với thuốc, đặc biệt là thuốc chống sốt rét. 

  • Viêm nang lông sẹo lồi.

  • Thoát vị bẹn khiến vùng háng nổi lên các khối phồng lớn, mềm ở hai bên bẹn. 

  • Tổn thương da vùng bẹn do ma sát với quần áo, hoặc do va đập, chấn thương. 

  • U mỡ. 

Nổi hạch ở háng có nguy hiểm không? Là dấu hiệu của bệnh gì? 2 Dị ứng có thể là nguyên nhân gây nổi hạch ở háng 

Triệu chứng của hạch ác tính 

Thông thường, hầu hết các hạch nổi trên cơ thể là hạch lành tính. Chúng có kích thước nhỏ, chỉ 1 – 2cm, mềm, không gây đau và có thể di chuyển được. Sau 3 – 4 ngày, hạch sẽ tự động xẹp xuống. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với những dấu hiệu sau vì rất có thể bạn đã mắc phải hạch ác tính: 

  • Hạch phì đại lâu hơn 2 tuần.

  • Khi sờ vào hạch có cảm giác căng cứng, ít di động dưới da hoặc phát triển một cách nhanh chóng.

  • Hạch có đầu, tụ mủ, có dấu hiệu viêm nặng hơn và nhiễm trùng lây lan ra các vùng da xung quanh. 

  • Cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như: Sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt về chiều, mệt mỏi hoặc sốt kéo dài.

Nổi hạch ở háng có nguy hiểm không? Là dấu hiệu của bệnh gì? 3 Sưng hạch ác tính gây sốt kéo dài ở người bệnh 

Làm sao để chẩn đoán nổi hạch vùng bẹn? 

Thay vì tự tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học, bạn sẽ được chỉ định các phương pháp chẩn đoán sau: 

  • Chẩn đoán lâm sàng: Đây là bước bắt buộc trong mỗi liệu trình thăm khám. Các bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về triệu chứng, tiền sử bệnh lý, các thuốc bệnh nhân đã và đang dùng, quan hệ tình dục an toàn hay không và cả tiền sử bệnh của gia đình. Sau đó, kiểm tra tình trạng sưng hạch bạch huyết bằng cách quan sát và dùng tay ấn nhẹ để đánh giá độ đau và kích thước của hạch sưng. 

  • Xét nghiệm máu sẽ được tiến hành để xác định nguyên nhân nhiễm trùng. 

  • Siêu âm hoặc chụp CT vùng chậu để đánh giá thêm về độ sưng lên của hạch ở háng.

  • Sinh thiết các hạch nổi lên để xác nhận hoặc loại trừ ung thư.

Nổi hạch ở háng có chữa được không? 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các phương pháp chữa trị sau: 

  • Theo dõi và kê đơn thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc kháng virus. Ngoài ra, trong một vài trường hợp đặc biệt như dị ứng và các bệnh tự miễn, người bệnh sẽ sử dụng thuốc điều chỉnh hệ miễn dịch. 

  • Nếu hạch là các u mỡ hoặc khối u ung thư ở mức độ nhẹ, bạn sẽ được phẫu thuật, kết hợp với hóa trị và xạ trị. 

Nổi hạch ở háng có nguy hiểm không? Là dấu hiệu của bệnh gì? 4 Với những khối u nhỏ, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật 

Bài viết trên đã cùng bạn giải đáp thắc mắc: “Nổi hạch ở háng có nguy hiểm không?”. Nếu phát hiện bản thân có các triệu chứng bất thường, đừng ngần ngại thăm khám ngay lập tức bạn nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)