Nhà thuốc Hưng Thịnh

Những người khỏe mạnh có thể tham gia hiến máu 8 – 12 tuần mỗi lần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không nên hiến máu để đảm bảo chất lượng máu cũng như sức khỏe người hiến. Vậy những người không nên hiến máu là ai?

Theo thống kê, nước ta cần khoảng 1.800.000 đơn vị máu mỗi năm cho việc điều trị. Bởi vậy, hiến máu là hoạt động cần thiết và mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà nhiều người muốn tham gia. Tuy là hoạt động tình nguyện và hiến máu cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có những người không nên hiến máu. Vậy những ai không đủ điều kiện hiến máu? 

Những người không nên hiến máu

Trong Thông tư 26/2013/TT-BYT có những điều quy định rõ về đối tượng đủ điều kiện hiến máu, người phải trì hoãn hiến máu và người không được hiến máu. Theo đó, có những người không nên hiến máu là những người không thỏa mãn các tiêu chuẩn được chấp thuận hiến máu. 

Theo Điều 5 Thông tư này, đối tượng cần trì hoãn việc tham gia hiến máu gồm có: 

Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng:

  • Phục hồi sức khỏe hoàn toàn sau khi thực hiện các can thiệp ngoại khoa
  • Những người mắc các bệnh lây truyền qua đường máu như bệnh sốt rét, bệnh giang mai… đã điều trị khỏi. 
  • Những người đã hoàn thành liệu trình tiêm phòng bệnh dại, tiêm, truyền máu, tiêm truyền các chế phẩm máu và có nguồn gốc từ máu.
  • Người đã chấm dứt thai kỳ hoặc đã sinh con. 

những người không nên hiến máu 1 Một số trường hợp cần trì hoãn hiến máu để đảm bảo sức khỏe

Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 6 tháng:

  • Người mới xăm da.
  • Người bấm lỗ tai, khuyên mũi, khuyên rốn hay bấm khuyên ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
  • Người phơi nhiễm với dịch cơ thể hoặc máu của người có nguy cơ hoặc chắc chắn đã nhiễm những bệnh lây truyền qua đường máu. 
  • Người đã điều trị khỏi các bệnh nhiễm trùng máu, thương hàn, viêm tắc động mạch, viêm tủy xương, viêm tụy, viêm tắc tĩnh mạch hay điều trị khỏi sau khi bị rắn cắn.

Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 4 tuần:

Những người không nên hiến máu trong 4 tuần sau khi khỏi các bệnh: 

  • Điều trị khỏi các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm trùng, bệnh sởi, ho gà, quai bị, kiết lỵ, sốt xuất huyết, tả, rubella.
  • Hoàn thành đủ liều tiêm phòng các loại vắc xin BCG, thủy đậu, quai bị, tả, thương hàn, sởi, rubella.

những người không nên hiến máu 2 Thời gian trì hoãn hiến máu bao lâu tùy tình trạng thực tế

Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 7 ngày:

  • Người đã khỏi những bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, dị ứng mũi họng, đau nửa đầu Migraine. 
  • Với phụ nữ cần trì hoãn hiến máu 7 ngày vào trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Sau khi tiêm một số loại vắc xin theo quy định.

Nghề nghiệp đặc thù không nên hiến máu

Những người đang làm một số nghề nghiệp đặc thù dưới đây cũng là những người không nên hiến máu, chỉ nên hiến máu vào ngày nghỉ hoặc được nghỉ làm sau khi hiến máu tối thiểu 12 giờ:

  • Người làm phi công, thợ lặn, thợ mỏ, người lái tàu, lái cần cẩu, thợ xây hay công nhân vệ sinh công trình làm việc trên cao…
  • Người lái phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu hỏa, xe khách, tàu thủy, du thuyền du lịch…
  • Các vận động viên chuyên nghiệp, những người tập luyện cường độ cao, người lao động nặng nhọc.

những người không nên hiến máu 3 Một số nghề nghiệp đặc thù không nên hiến máu

Những trường hợp không được hiến máu

Hiến máu có tốt không? Câu trả lời là có. Nhưng cũng có những người không thể thực hiện việc này. Ngoài những người không nên hiến máu như trên, có cả những trường hợp không được hiến máu được quy định rõ ràng như: 

  • Người đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính về tâm thần, thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, nội tiết, gan mật, máu, dị ứng nặng, bệnh tự miễn, bệnh hệ thống.
  • Phụ nữ đang mang thai vào thời điểm đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện.
  • Phụ nữ bị bệnh rong kinh.
  • Người có tiền sử hiến, ghép, mất bộ phận trên cơ thể.
  • Người bị nghiện rượu, nghiện ma túy.
  • Người có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng được định nghĩa theo Luật Người khuyết tật.
  • Người đang sử dụng một số thuốc được quy định. Ví dụ như: Aspirin, clopidogrel là những thuốc ức chế chức năng tiểu cầu có thể làm giảm chất lượng nguồn máu. Các thuốc dutasteride, finasteride, acitretin có thể gây dị tật thai nhi nếu truyền cho người nhận là thai phụ. Insulin chiết xuất từ bò làm tăng nguy cơ bị bệnh bò điên. Hormone tăng trưởng điều trị bệnh bệnh Creutzfeldt-Jakob đều có thể gây thoái hóa thần kinh trung ương cho người nhận máu…
  • Người đang mắc các bệnh lây nhiễm qua đường máu và chưa được điều trị khỏi hoàn toàn. 
  • Người đang mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và chưa được điều trị khỏi hoàn toàn.
  • Người đang bị bệnh thiếu máu nếu hiến máu sẽ khiến sức khỏe suy kiệt, khó phục hồi.

những người không nên hiến máu 4 Người đang mắc bệnh và chưa điều trị khỏi không được hiến máu

Tại sao cần biết những người không nên hiến máu và không được hiến máu?

Nguồn máu được huy động qua các hoạt động hiến máu rất quý hiếm. Theo thống kê ở nước ta, nguồn máu mới chỉ đáp ứng được khoảng 54% nhu cầu máu cho việc điều trị bệnh, cấp cứu, tai nạn… Tuy nhiên, chất lượng máu và độ an toàn cho người hiến máu luôn phải là tiêu chí cần đặt lên hàng đầu.

Vì vậy, mỗi chúng ta nên biết những người không nên hiến máu và không được hiến máu để tránh làm mất thời gian cho bản thân và cho những người tổ chức thực hiện hoạt động hiến máu. Nếu biết trước nguồn máu của mình không đảm bảo chất lượng, hãy chủ động tạm hoãn hiến máu theo thời gian quy định. Nếu biết có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi hiến máu do công việc đặc thù, bạn cũng không nên tham gia hiến máu để bảo vệ sức khỏe của chính mình. 

Ngoài ra, trì hoãn hiến máu và không hiến máu nếu không đủ điều kiện là cách tốt nhất để bạn góp phần đảm bảo chất lượng nguồn máu. Một số chất trong máu người cho sau khi được truyền vào cơ thể người nhận có thể gây những biến chứng nguy hiểm như dị tật thai nhi, bệnh về hệ thần kinh…

những người không nên hiến máu 5 Kê khai trung thực khi đăng ký hiến máu là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết của các tình nguyện viên

Hiến máu không chỉ là một nghĩa cử giàu tính nhân văn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp đào thải sắt, kích thích khả năng tạo máu của cơ thể, giúp tâm trí an yên… Tuy nhiên, vì nhiều lý do sẽ có những người không nên hiến máu. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thêm thông tin trước khi đăng ký hiến máu.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)