Nhà thuốc Hưng Thịnh

​​​​​​​Tiêm chủng vắc-xin sởi là biện pháp phòng ngừa sởi hữu hiệu nhất cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản cho mẹ về những lưu ý khi tiêm phòng sởi cho trẻ.

Chuẩn bị trước tiêm phòng

Những lưu ý khi tiêm phòng sởi cho trẻ mà mẹ nên biết 1Tiêm vắc-xin sởi giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh sởi.

Khi mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, mẹ nên cho trẻ mặc trang phục đơn giản để các bác sĩ dễ thăm khám cho trẻ. Các mẹ cũng nên lưu ý không cho trẻ ăn, bú quá no trước khi tiêm phòng nhưng cũng không nên để trẻ đói tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

Mẹ hãy vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng, chuẩn bị đủ hồ sức khỏe của trẻ, lưu ý theo dõi tình trạng tiêm chủng ngừa sởi của bé, trong trường hợp bé chưa từng tiêm vắc-xin sởi hoặc hệ miễn dịch của bé bị suy giảm, mẹ cần báo cho bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ.

Trẻ em cần tiêm vắc-xin sởi khi nào?

Những lưu ý khi tiêm phòng sởi cho trẻ mà mẹ nên biết 2Tiêm vắc-xin ngừa sởi giúp giảm khả năng mắc bệnh sởi cho trẻ.

Khi trẻ được 9 tháng tuổi thì đó là thời điểm trẻ nên tiêm mũi đầu tiên của vắc-xin ngừa sởi, có 85% trẻ sẽ có miễn dịch ở mũi tiêm đầu tiên này. Đến lúc 18 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm nhắc mũi thứ hai và tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên đến trên 90%.

Mặt khác, khi trẻ lớn lên, trong quá trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ phát hiện thấy hệ miễn dịch của trẻ đối với virus sởi bị yếu đi sẽ yêu cầu tiêm nhắc vắc-xin ngừa sởi.

Những điều lưu ý khi tiêm chủng phòng ngừa bệnh sởi

Một số lưu ý khi tiêm phòng sởi cho trẻ mà mẹ cần phải biết đó là lịch tiêm phòng của trẻ, sức khỏe của trẻ trước khi tiến hành tiêm phòng.

Đồng thời, mẹ cũng nên theo dõi phản ứng của trẻ sau khi tiêm ngừa, một số phản ứng thường gặp ở trẻ như: sốt, trẻ khóc quấy, biếng ăn tạm thời, vị trí tiêm sưng và đau. Sau tiêm, phụ huynh vẫn nên để trẻ ở lại bệnh viện khoảng 30 phút để nếu có vấn đề xảy ra sẽ kịp thời xử lý.

Mẹ chỉ nên cho trẻ tiêm khi sức khỏe của trẻ tốt và đủ độ tuổi yêu cầu, nếu phải cho trẻ dưới 9 tháng tuổi tiêm vắc-xin thì phải có chỉ thị từ chương trình TCMR trong trường hợp cần thiết, mũi này không được tính là mũi thứ nhất do khi còn trong bụng mẹ và khi sinh ra, trẻ đã có kháng thể tự nhiên để miễn dịch. Nếu trước 9 tháng tuổi đã tiêm vắc-xin thì kháng thể tự nhiên của cơ thể trẻ sẽ tự loại bỏ các virus trong vắc-xin nên nó hoàn toàn không có tác dụng. Đến khi trẻ đủ 9 tháng tuổi vẫn phải tiêm lại vì lúc này kháng thể tự nhiên của trẻ đã yếu đi.

Như đã nói thì tiêm vắc-xin sởi không miễn dịch virus sởi hoàn toàn, nó chỉ làm hạn chế quá trình nhiễm bệnh của người đã tiêm chủng. Tuy nhiên, trường hợp sau tiêm ngừa mà bị nhiễm sởi chiếm tỷ lệ rất nhỏ. 

Những trường hợp không nên tiêm vắc-xin sởi

Những lưu ý khi tiêm phòng sởi cho trẻ mà mẹ nên biết 3Mẹ nên theo dõi sức khỏe của trẻ, nên thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng hiện tại của trẻ khi đưa trẻ đi tiêm vắc-xin.

  • Phụ nữ có thai hoặc trong trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện có thai thì cần phải thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi.
  • Trường hợp trẻ sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần hoãn tiêm.
  • Vắc-xin sởi không nên tiêm cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải HIV/AIDS, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hay mắc các bệnh ác tính.

Ánh Trần

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)