Nhà thuốc Hưng Thịnh

Với những người phải phụ thuộc vào thuốc để điều hòa các chức năng quan trọng trong cơ thể thì cần phải sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, việc sử dụng một số loại thuốc có thể dẫn đến phản ứng miễn dịch chậm với vắc xin Covid-19.

Nếu bạn đang sử dụng thường xuyên các loại thuốc như thuốc tuyến giáp; các thuốc trị hen và chống dị ứng; thuốc trị các rối loạn tâm thần; thuốc làm loãng máu thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin Covid-19.

Thuốc tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp làm suy giảm sự trao đổi chất và hoạt động của nội tiết tố. Tuy nhiên, bộ phận trong hệ miễn dịch gây bệnh tuyến giáp tự miễn tách biệt với bộ phận chịu trách nhiệm chống lại các bệnh nhiễm trùng (trong đó có Covid-19). Do đó, hầu hết các loại thuốc trị tuyến giáp đang được sử dụng sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu quả vắc xin hoặc gây ra các triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.

Những loại thuốc nào có thể và không thể dùng cùng với vắc xin Covid-19? 1Dùng thuốc ức chế miễn dịch cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin Covid-19.

Thuốc trị hen và chống dị ứng

Dị ứng là vấn đề vẫn đang được tranh luận xoay quanh câu chuyện tiêm vắc xin Covid-19 vì lo ngại nó có thể khiến một số người dễ bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hầu hết các loại thuốc hoặc thuốc kháng histamin mà người bị dị ứng thường sử dụng đều an toàn khi sử dụng với vắc xin Covid-19. 

Vắc xin an toàn đối với người bị dị ứng thực phẩm và mắc các tình trạng dị ứng thông thường như hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng.

Chỉ những người bị phản ứng dị ứng (sốc phản vệ) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin mới không nên tiêm vắc xin. Tốt nhất, bạn cần trao đổi với bác sĩ về những chất có thể làm bạn dị ứng hoặc kiểm tra dị ứng trước khi có ý định tiêm vắc xin Covid-19.

Những loại thuốc nào có thể và không thể dùng cùng với vắc xin Covid-19? 2Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin Covid-19.

Thuốc trị các rối loạn tâm thần

Rất nhiều bệnh tâm thần và các chứng rối loạn tâm lý khác, như rối loạn giấc ngủ, làm hệ miễn dịch của cơ thể giảm khả năng hoạt động. Theo quan sát của các bác sĩ, những người bị trầm cảm nặng có thể có những phản ứng chậm sau khi tiêm vắc xin Covid-19.

Mặc dù hiện tại vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này nhưng các thuốc điều trị tâm thần có thể ngăn chặn phản ứng viêm sau khi tiêm vắc xin, mà chúng ta lại không mong muốn điều này.

Khi dùng ở liều cao, thuốc trị rối loạn tâm thần có thể làm giảm bạch cầu.

Các bác sĩ khuyến nghị những bệnh nhân đang dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Các chuyên gia cũng nói thêm về lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn các tác hại nó có thể mang lại.

Thuốc làm loãng máu

Hiện các loại vắc xin như Covishield và Covaxin có cảnh báo cho người dùng thuốc làm loãng máu. Thuốc làm loãng máu có thể gây mất máu nhiều, phát ban và trong một số trường hợp có thể gây những vết sưng tấy và mất nhiều thời gian để lành lại.

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tim hoặc bị rối loạn chảy máu nên kiểm tra thuốc chống đông máu mà họ đang sử dụng trước khi tiêm vắc xin Covid-19.

Người đang dùng thuốc làm loãng máu như Warfarin hoặc các thuốc chống đông máu mới hơn có nguy cơ nhỏ bị sưng tấy vết tiêm. Vì vậy, người dùng các loại thuốc này có thể bỏ qua liều buổi sáng vào ngày tiêm vắc xin, sau đó có thể tiếp tục uống liều thuốc tiếp theo của họ.

Những loại thuốc nào có thể và không thể dùng cùng với vắc xin Covid-19? 3Cần theo dõi sức khỏe sau khi tiêm vắc xin Covid-19.

Các trường hợp dùng thuốc được lưu ý bên trên và được tiêm chủng, cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc sau tiêm theo hướng dẫn của cơ sở y tế để ngăn ngừa các biến chứng.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: vtv.vn

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)