Nhà thuốc Hưng Thịnh

Việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai cần được mẹ bầu hết sức lưu ý, đặc biệt là danh sách những loại thuốc gây dị tật thai nhi. Mẹ bầu cần hiểu rõ điều này để tránh mang đến nguy hiểm cho con mình.

Thai kỳ là khoảng thời gian hết sức nhạy cảm mà bất cứ những tác nhân nào từ môi trường bên ngoài cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ em. Việc sử dụng thuốc không đúng cách, sai loại thuốc có thể dẫn đến dị tật thai nhi. Vì vậy, nếu phát hiện bản thân đang sử dụng những loại thuốc gây dị tật thai nhi dưới đây, mẹ cần dừng lại ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời nhé! 

Dị tật thai nhi là gì?

Dị tật thai nhi là tình trạng bất thường của thai nhi xuất hiện ngay từ khi bào thai, có thể là các bất thường về nhiễm sắc thể và hình thái của một hay nhiều cơ quan.

Tất cả các trường hợp phụ nữ mang thai đều có nguy cơ dị tật thai nhi, tuy nhiên nguy cơ này sẽ cao hơn nếu người mẹ có các yếu tố sau:

  • Tuổi người mẹ trên 35, lưu ý rằng mẹ càng cao tuổi nguy cơ bị dị tật thai nhi càng cao.
  • Mẹ có tiền sử mang thai dị tật hoặc sảy thai nhiều lần.
  • Gia đình đã từng có người bị dị tật thai nhi.
  • Mẹ bị nhiễm virus trong khi mang thai 3 tháng đầu mà chưa được tiêm phòng (như Rubella, Herpes, Cytomegalovirus …), tiếp xúc với tia phóng xạ, hóa chất độc hại.
  • Mẹ dùng một số loại thuốc làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Những loại thuốc gây dị tật thai nhi 

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam mỗi năm có hơn 41.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, đồng nghĩa với việc cứ 33 trẻ em lại có một bé mắc bệnh. Để giảm thiểu tình trạng này, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh xa những loại thuốc gây dị tật thai nhi là: 

Thuốc chống nấm 

Trong quá trình mang thai, không tránh khỏi trường hợp nhiều mẹ bầu bị viêm nhiễm như: Nấm âm hộ, âm đạo, nấm miệng, da hoặc tóc. Tuy nhiên, mẹ lại không biết rằng trong quá trình mang thai tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc sau: 

  • Fluconazol: Làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật não, thóp trước khổng lồ, loạn sản tai, bao hoạt dịch màng phổi và cung xương đùi. Vì vậy, thuốc được chống chỉ định sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Với những trường hợp viêm nhiễm ảnh hưởng đến tính mạng, mẹ chỉ nên dùng không quá 400mg/ngày và trong thời gian ngắn.

  • Miconazole: Làm chậm quá trình phát triển của thai nhi. Kích thước thai nhỏ, các bộ phận kém hoàn thiện và chức năng cơ quan trong cơ thể bị suy giảm nếu sử dụng với liều lượng cao. 

  • Itraconazole: Trong suốt quá trình mang thai, mẹ không được phép tiêu thụ dù chỉ là một lượng nhỏ Itraconazole. Nó có thể làm tăng độc tính cho thai phụ, phôi thai, gây quái thai vô cùng nguy hiểm. 

Những loại thuốc gây dị tật thai nhi - Tránh xa ngay còn kịp! 1 Thuốc chống nấm là một trong những loại thuốc gây dị tật thai nhi 

Thuốc kháng Histamin

Loại thuốc này được tìm thấy trong rất nhiều các đơn thuốc chống say tàu, xe. Thuốc có thể khiến thai nhi bị hở hàm ếch, ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của trẻ sau khi sinh. Vì vậy, mẹ nên thay thế bằng loại thuốc an toàn hơn có tên Alavert và Claritin.

Thuốc hạ huyết áp 

Rất nhiều mẹ bầu bị tăng huyết áp lầm tưởng rằng vẫn có thể áp dụng đúng đơn thuốc trước đây từng sử dụng. Tuy nhiên, đây lại là một quan niệm sai lầm vì: 

  • Nhóm ức chế men chuyển có thể gây dị tật hộp sọ và thận ở bào thai, gây quái thai nên không được khuyến nghị vào 6 tháng cuối thai kỳ. 

  • Thuốc chẹn beta sẽ ức chế nhịp tim thai nhi, giảm tưới máu nhau thai, hạ đường huyết, thai chậm phát triển, chết trong tử cung, sảy thai, chuyển dạ sớm.

  • Thuốc chẹn kênh canxi gây dị dạng đốt ngón tay, chân hoặc khiến thai nhi chậm phát triển. 

  • Nhóm thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm tiểu cầu, tăng chuyển hóa điện giải ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh và gây vàng da. 

Những loại thuốc gây dị tật thai nhi - Tránh xa ngay còn kịp! 2 Phụ nữ mang thai nên có phương pháp kiểm soát huyết áp hợp lý 

Thuốc ung thư 

Hầu hết các loại thuốc ung thư đều có hại cho bào thai và có nguy cơ cao dẫn đến dị tật bẩm sinh. Bao gồm: 

  • Chlorambucil, Busulfan, Mercaptopurine, Methotrexate, Cyclophosphamide làm giảm tăng trưởng bào thai, khuyết tật cột sống, khuyết tật về hàm mặt và sọ, dị tật tay chân, khuyết tật tai. Không dùng trong thai kỳ.

  • Colchicine gây quái thai. Không dùng trong thai kỳ.

  • Doxorubicin gây dị tật tim, quái thai, chết thai. Không dùng trong thai kỳ.

  • Vinblastine, Vincristine gây quái thai trên động vật. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào ghi nhận tình trạng này trên cơ thể con người. 

Thuốc trị bệnh giáp 

Thuốc trị bệnh giáp được áp dụng cho những căn bệnh liên quan đến tuyến giáp như: Cường cận giáp, bướu cổ hoặc suy tuyến giáp như: 

  • Methimazole: Gây bướu cổ, dị tật sọ não. Chống chỉ định cho thai phụ vào 3 tháng đầu thai kỳ.

  • Propylthiouracil: Bướu cổ thai nhi, suy giáp.

  • Iod: Gây bướu cổ ở trẻ sơ sinh.

Những loại thuốc gây dị tật thai nhi - Tránh xa ngay còn kịp! 3 Thuốc trị bệnh tuyến giáp có thể gây bướu cổ ở trẻ sơ sinh 

Vacxin 

Vacxin tuy có khả năng ngăn ngừa bệnh cho mẹ bầu rất tốt nhưng không phải loại vacxin nào cũng được khuyến nghị tiêm chủng trong quá trình mang thai. Có thể kể đến như: 

  • Vacxin phòng lao BCG (bacille Calmette-Guerin).

  • Vacxin MMR phòng sởi quai bị, rubella.

  • Typhim Vi phòng bệnh thương hàn.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng vacxin chống Covid-19 được tiêm chủng vào tuần thai kỳ thứ 13 trở nên sẽ không có khả năng gây dị tật. 

Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu được dùng khi thai phụ gặp vấn đề về tim mạch hoặc bệnh có nguy cơ hình thành cục máu đông. Trường hợp điển hình nhất có thể kể đến như đông máu do Covid-19 gây nên. Những loại thuốc này nên được hạn chế tối đa trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ: 

  • Apixaban, Rivaroxaban, Edoxaban dẫn đến nguy cơ xuất huyết, độc tính trên phôi thai, tăng dị tật thai nhi. 

  • Warfarin gây dị tật, thậm chí là tử vong thai nhi. 

Những loại thuốc gây dị tật thai nhi - Tránh xa ngay còn kịp! 4 Thuốc chống đông máu được khuyến cáo là rất có hại cho thai nhi 

Trên đây là những loại thuốc gây dị tật thai nhi mà mẹ cần tránh xa trong thời kỳ mang thai. Hãy trở thành những mẹ bầu thông thái để giữ an toàn cho cả mẹ và bé nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)