Nhà thuốc Hưng Thịnh

Thông qua hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận biết và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số hình ảnh thường thấy về bệnh chốc lở ở trẻ mà bạn đọc không nên bỏ qua.

Bệnh chốc lở ở trẻ em là một trong những bệnh nhiễm trùng da phổ biến ở trẻ có độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Vậy bệnh chốc lở ở trẻ có những biểu hiện như thế nào? Hãy cùng bài viết tìm hiểu những hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em.

Những biểu hiện thường thấy của bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm trùng bề mặt ngoài của da, được gây nên chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu và liên cầu huyết nhóm A. Hiện nay, bệnh chốc lở thường xảy ra với hai dạng chính sau:

Chốc lở ở trẻ em dạng có bọng nước 

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh chốc lở bọng nước là do vi khuẩn tụ cầu gây ra. Chúng tấn công, gây hình thành nên các tổn thương cơ bản như:

Những hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết nhanh nhất 1 Chốc lở ở trẻ nhỏ

  • Khởi đầu là những dát đỏ có kích thước nhỏ khoảng 0,5 – 1 cm. Sau đó, phát triển to lên thành những bọng nước.
  • Hầu hết những bọng nước mới phát triển thường nhăn nheo, xuất hiện kèm theo viền đỏ xung quanh.
  • Sau một thời gian, các bọng nước sẽ chính dần, tạo thành các mụn mủ, rồi vỡ ra và đóng vảy màu nâu nhạt.

Bệnh chốc lở có bọng nước thường xuất hiện ở mặt, khóe miệng, mũi, lòng bàn tay, lòng bàn chân… và không để lại sẹo.

Chốc lở không có bọng nước ở trẻ nhỏ

Liên cầu tan huyết nhóm A là yếu tố duy nhất gây nên bệnh chốc lở không bọng nước. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ như:

  • Bắt đầu bằng những nốt mụn nhỏ giống với mụn cơm trên da (có thể là mụn nước hoặc mụn mủ), sau đó vỡ ra một cách nhanh chóng.
  • Phía rìa bên ngoài của bờ thương tổn được hình thành một viền vảy da màu nâu, gần giống với triệu chứng của bệnh nấm da.

Bệnh chốc lở không có bọng nước thường hình thành ở các vị trí như: Xung quanh miệng, mũi, mặt, tay, chân… Bệnh thường tự khỏi sau khoảng 2 – 3 tuần, và thường để lại sẹo. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nặng, bệnh có thể kéo dài dẫn đến tình trạng chàm, nhiễm ký sinh trùng…

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị chốc lở ở trẻ em

Trên thực tế có nhiều yếu tố gây nên bệnh chốc lở cho trẻ nhỏ như môi trường, cơ địa, thời tiết, hoặc các bệnh lý nền. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến:

  • Về độ tuổi: Trẻ em từ có độ tuổi 2 đến 5 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh chốc lở ngoài da cao nhất.
  • Sống hoặc chơi ở những nơi có dân cư đông đúc: Không gian tập trung đông người sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn chốc tấn công và gây bệnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Một số khu vực dễ sản sinh ra bệnh như: trường học, khu vui chơi, công viên…
  • Chốc lở do thời tiết ấm, độ ẩm: Thời tiết ẩm thấp tạo điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn phát triển và tấn công. Chính vì thế, bệnh chốc lở thường xuất hiện vào mùa hè nhiều hơn mùa đông. Đặc biệt là mùa mưa đối với các khu vực miền Nam Việt Nam.

Nên làm gì khi trẻ bị chốc lở?

Từ hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em, cần làm gì khi trẻ gặp tình trạng này? Khi phát hiện các biểu hiện đầu tiên của bệnh chốc lở ở trẻ em, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và và có các phương án điều trị từ bác sĩ da liễu. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những việc sau: 

Những hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết nhanh nhất 2 Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

  • Cho trẻ tắm rửa sạch sẽ, sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn (thuốc tím 1/10.000), hoặc nước muối pha loãng. 
  • Đối với các loại chốc lở mới khởi phát: Cha mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng như: Betadine, thuốc methylen… để bôi lên vùng da bị tổn thương. Giúp tiêu diệt các vi khuẩn nấm tối đa trên biểu bì da. 
  • Khi bị chốc lở, bệnh sẽ gây ngứa. Vì thế, cần tránh để con trẻ gãy hoặc sờ vào vết loét. Bởi điều đó có thể khiến chốc lây lan ra những vùng da khác, hoặc khiến cho tổn thương trở nên trầm trọng hơn. 
  • Nên tách biệt trẻ với những trẻ con khác trong nhà để tránh lây lan từ trẻ này sang trẻ khác.
  • Dùng riêng các vật dụng cá nhân như: Khăn tắm, khăn mặt, bát đũa… Đồng thời, sát khuẩn kĩ càng trước khi cho trẻ sử dụng.
  • Kết hợp rửa vết loét bằng muối loãng với mỡ/kem kháng sinh ngày 2 lần (acid fusidic, mupirocin).

Cách phòng ngừa bệnh chốc lở hiệu quả nhất

Để phòng ngừa bệnh chốc lở ở trẻ em, cách tốt nhất là luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cơ thể, cũng như môi trường trẻ sinh sống. 

  • Nên cho trẻ chơi những nơi sạch sẽ, tránh những vùng ẩm thấp, có nhiều vật làm xây xước da. Cần vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ sau khi trẻ vui chơi hoặc tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.
  • Bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp thêm vitamin.
  • Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh chốc lở, để được điều trị sớm và tích cực, không để lại di chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Một số hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em

Chốc lở thường xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm, dễ bị trầy xước và bám khuẩn như:

Các vết chốc xuất hiện quanh miệng và mặt

Những hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết nhanh nhất 3 Chốc lở vùng miệng

Bệnh chốc lở xuất hiện ở cánh tay

Những hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết nhanh nhất 4 Chốc ở cánh tay của trẻ

Bệnh chốc xuất hiện ở bên má

Những hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết nhanh nhất 5 Chốc ở má

Bệnh chốc lở xuất hiện ở chân

Những hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết nhanh nhất 6 Chốc lở ở chân

Bài viết đã cung cấp đầy đủ cho bạn về những hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em cũng như dấu hiệu của bệnh. Hy vọng, với những kiến thức trên, cha mẹ sẽ có cách chăm sóc, cũng như phòng bệnh cho trẻ tốt nhất.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)