Nhà thuốc Hưng Thịnh

Siêu âm đầu dò là một trong những phương pháp siêu âm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là sản khoa. Vậy trường hợp nào thì chỉ định siêu âm đầu dò? Trường hợp nào thì chống chỉ định siêu âm đầu dò? Hãy cùng nhà thuốc Hưng Thịnh đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Để có thể trả lời thắc mắc: Chống chỉ định siêu âm đầu dò trong trường hợp nào? Trước tiên các bạn cần hiểu rõ về phương pháp siêu âm đầu dò. Vậy siêu âm đầu dò là gì? Vai trò của phương pháp này là gì và phương pháp này có những ưu, nhược điểm gì. Hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu nhé!

Siêu âm đầu dò là gì?

Hiện nay, siêu âm được biết đến là một kỹ thuật áp dụng phổ biến trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện và các phòng khám chuyên khoa. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông qua việc sử dụng sóng âm với với tần suất cao.

Đối với siêu âm đầu dò thì đây là phương pháp sử dụng để thăm khám cho nữ giới. Tùy vào từng trường hợp bệnh lý và mục đích chẩn đoán mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cho bệnh nhân siêu âm đầu dò âm đạo hay siêu âm hậu môn.

  • Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật sử dụng một đầu dò thuôn, dài đưa một cách nhẹ nhàng vào âm đạo. Khi đầu dò đi qua ngã âm đạo sẽ hiển thị hình ảnh tử cung, buồng trứng và các bộ phận khác của cơ quan sinh sản trên màn hình máy tính đã được kết nối sẵn, với độ phân giải cao, giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý phụ khoa. Phương pháp này thường dùng để kiểm tra những bất thường về tử cung, buồng trứng, cổ tử cung… Và đánh giá tình trạng rụng trứng, độ dày niêm mạc tử cung…

  • Siêu âm đầu dò hậu môn được dùng để phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu khung, trực tràng, tiền liệt tuyến…

Những đối tượng chống chỉ định siêu âm đầu dò 1 Siêu âm đầu dò là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay

Vậy khi nào thì các bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò? Hiện nay, chỉ định siêu âm đầu dò được thực hiện rất rộng rãi, bất cứ khi nào người bệnh có triệu chứng bất thường ở vùng chậu như đau vùng bụng dưới, ra máu âm đạo bất thường, các dấu hiệu nhiễm trùng tử cung-phần phụ… hay cả những bạn trẻ muốn kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra tiền hôn nhân đều có thể được chỉ định thực hiện phương pháp này.

Siêu âm đầu dò có gây nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ Sản khoa, khi thực hiện siêu âm đầu dò, thiết bị này sẽ chỉ di chuyển xung quanh vùng âm đạo mà sẽ không hề chạm vào cổ tử cung hay tử cung, do đó sẽ không gây bất kỳ tổn thương nào cho cổ tử cung – tử cung. Vì vậy, các mẹ bầu hoàng toàn có thể yên tâm rằng siêu âm đầu dò sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Hơn thế nữa, với những thai phụ mang thai ở thời kỳ, việc thực hiện siêu âm đầu dò sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác vị trí của thai nhi từ đó có thể phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm.

Nếu không được phát hiện sớm thì sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ túi thai, nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí khiến mẹ bầu bị mất máu nhiều và nguy hiểm tới tính mạng. Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ vẫn sẽ chỉ định cho mẹ bầu thực hiện siêu âm đầu dò kể cả khi thai nhi đã phát triển to như kiểm tra cổ tử cung hay nghi ngờ nhau tiền đạo. 

Những đối tượng chống chỉ định siêu âm đầu dò 2 Nhiều chị em lo lắng siêu âm đầu dò liệu có gây nguy hiểm?

Những đối tượng chống chỉ định siêu âm đầu dò

Mặc dù siêu âm đầu dò mang lại rất nhiều thông tin hữu ích trong công tác khám sản phụ khoa, tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn tuyệt đối không được thực hiện siêu âm đầu dò vì nó gây những hệ lụy nghiêm trọng.

Chống chỉ định của phương pháp này áp dụng đối với 3 đối tượng chính:

  • Đầu tiên phải kể đến đó là không áp dụng phương pháp siêu âm này cho những người chưa quan hệ tình dục. Vì sao vậy? Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật sử dụng đầu dò siêu âm đưa vào sâu trong âm đạo. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp này có thể có các tác động gây rách màng trinh. Từ đó sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của người nữ sau này.

  • Người đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang bị viêm nhiễm cấp tính vùng âm đạo, viêm âm đạo cấp độ nặng… Việc thực hiện siêu âm đầu dò trong trường hợp này sẽ có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

  •  Ngoài ra, không chỉ định phương pháp siêu âm đầu dò cho những người bị dị dạng ở bộ phận sinh dục. Khi bộ phận sinh dục dị dạng, bác sĩ không thể đưa đầu dò vào trong qua đường âm đạo hoặc có thể đưa vào nhưng dễ gây tổn thương cho các cơ quan bên trong cơ quan sinh dục.

Những đối tượng chống chỉ định siêu âm đầu dò 3 Nhiều thai phụ đặt ra câu hỏi: Có chống chỉ định siêu âm đầu dò với phụ nữ mang thai không? 

Các bác sĩ sản khoa cho biết, trong quá trình siêu âm đầu dò, bác sĩ chỉ di chuyển thiết bị nhẹ nhàng quanh âm đạo của mẹ bầu mà không đi sâu vào phía trong cổ tử cung. Vì vậy, phương pháp này sẽ không gây ra bất kì tổn thương nào cho cổ tử cung và tử cung. Thế nên thai phụ hoàn toàn yên tâm rằng, việc thực hiện siêu âm thai đầu dò sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến tử cung và cổ tử cung, từ đó thai nhi cũng được bảo vệ an toàn.

Thông thường, siêu âm đầu dò được thực hiện với những phụ nữ ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên trong một số trường hợp thai quá lớn, nhau thai bám sau, đầu thai quay xuống dưới che khuất sóng âm, bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ làm siêu âm đầu dò để đánh giá vị trí bánh nhau.

Siêu âm đầu dò là một trong những kỹ thuật hiện đại và tiên tiến của y học. Siêu âm đầu dò giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác một số bệnh và triệu chứng bất thường mà một số loại siêu âm khác không làm được. Trên đây là một số thông tin cơ bản về siêu âm đầu dò và chống chỉ định siêu âm đầu dò mà nhà thuốc Hưng Thịnh cập nhật cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng các thông tin này sẽ hữu ích với các bạn.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)