Nhà thuốc Hưng Thịnh

Thuốc hạ sốt dường như là loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc của mọi gia đình. Tuy phổ biến là vậy, nhưng loại thuốc này vẫn thường khiến nhiều người bị dị ứng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về dị ứng thuốc hạ sốt trong bài viết này.

Việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt là cách nhanh chóng để cắt các cơn đau và triệu chứng của sốt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người dùng lại bị dị ứng với thuốc gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Dị ứng thuốc là gì?

Những điều cần biết về dị ứng thuốc hạ sốt 1 Dị ứng thuốc gây ra nhiều bệnh lý trên da nguy hiểm

Dị ứng thuốc là trường hợp cơ thể có những phản ứng hoặc không dung nạp các loại thuốc được đưa vào. Điều này dẫn đến các biểu hiện bất thường xuất hiện trên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, gây nguy hiểm cho người sử dụng thuốc. Dị ứng thuốc thường xảy ra mà không phụ thuộc vào liều lượng thuốc được đưa vào cơ thể ít hay nhiều. Những trường hợp dị ứng thuốc thường gặp nhất là dị ứng vitamin, thuốc kháng sinh, thuốc gây tê, thuốc ngủ, thuốc nội tiết và đặc biệt là dị ứng thuốc hạ sốt.

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc là do trong cơ thể có sẵn các chất histamine và các mô dưới dạng liên kết tĩnh điện histamine-héparine không có hoạt tính. Đối với những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì khi đưa các chất lạ từ thuốc vào cơ thể sẽ làm nối tĩnh điện này bị cắt đứt, phóng thích histamine tạo nên tác dụng dược lực tác động lên hệ tuần hoàn. Từ đó gây các triệu chứng dị ứng trên cơ thể. Ngoài ra, nguyên nhân gây dị ứng thuốc có thể do di truyền, dùng thuốc hết hạn sử dụng hoặc thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tìm hiểu về dị ứng thuốc hạ sốt

Những điều cần biết về dị ứng thuốc hạ sốt 2 Thành phần Paracetamol là nguyên nhân chính gây dị ứng thuốc hạ sốt

Dị ứng thuốc hạ sốt là một trong những loại dị ứng thuốc phổ biến nhất, gây ra nhiều phản ứng ngoài da vô cùng nguy hiểm. Dị ứng này được tạo ra là do cơ thể bị kích ứng với Paracetamol – thành phần chính có trong các loại thuốc hạ sốt hiện nay.

Một số loại thuốc hạ sốt thông dụng có thể kể đến như: Paracetamol Mekophar, Efferalgan, Bivinadol, Panadol, Tiffy…

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc hạ sốt

Dị ứng thuốc hạ sốt thường xảy ra ở những người có cơ thể dễ bị kích ứng, hệ miễn dịch suy yếu hoặc bị rối loạn, có tiền sử bị dị ứng với một trong các thành phần của thuốc. Do đó, khi thuốc được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tăng cường hoạt động và tạo ra các kháng thể, dẫn đến rối loạn và các phản ứng không mong muốn.

Biểu hiện dị ứng thuốc hạ sốt

Khi bị dị ứng thuốc hạ sốt ở mức độ nhẹ, cơ thể sẽ có các biểu hiện như da đỏ, nổi mề đay, mẩn ngứa, phồng rộp trên da hoặc có biểu hiện bỏng rát, bong tróc da.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, dị ứng thuốc hạ sốt gây ra Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), Hội chứng Stevens-Johnson (SJS), Hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP). Các hội chứng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý khi bị dị ứng thuốc hạ sốt

Khi bị dị ứng thuốc hạ sốt, ngoài việc tuân thủ những phương pháp điều trị của bác sĩ, bạn nên kết hợp một số biện pháp sau để giúp quá trình hồi phục được nhanh hơn:

  • Tránh xoa, gãi ngứa, chà xát hoặc tác động mạnh lên vùng da bị kích ứng.

  • Bổ sung nhiều nước và các vitamin từ các loại nước ép rau củ, nước ép trái cây cho cơ thể.

  • Thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng và áp lực. Nên xây dựng một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, khoa học. 

  • Thay thế Paracetamol bằng các loại thuốc hạ sốt khác có cùng chức năng như: Diclofenacen, Naproxen, Ibuprofen, Aspirin.

Phòng ngừa dị ứng Paracetamol như thế nào?

Những điều cần biết về dị ứng thuốc hạ sốt 3 Nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tình trạng dị ứng khi sử dụng thuốc hạ sốt

Dị ứng Paracetamol thường xảy ra với những người có cơ địa dễ bị dị ứng. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng tránh để hạn chế các hậu quả không mong muốn. Cụ thể:

  • Sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp: không dùng Paracetamol quá 10 ngày đối với người lớn, quá 5 ngày đối với bệnh nhân là trẻ em. Không sử dụng quá 5 liều trong vòng 24 tiếng.

  • Không sử dụng Paracetamol đối với những người thường xuyên uống rượu bia.

  • Không dùng Paracetamol với những người bị sốt trên 39.5 độ, sốt tái phát, sốt kéo dài trong 3 ngày.

  • Không nhai, không nghiền nát hoặc hòa viên nén Paracetamol vào nước hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác khi sử dụng.

  • Ngưng sử dụng ngay khi có những biểu hiện kích ứng trên da như phát ban, ngứa ngáy.

  • Không sử dụng thuốc trong thời gian dài, bởi có thể gây ảnh hưởng tới chức năng gan, dạ dày.

  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gan, tim, thận, thiếu máu, thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase không nên sử dụng Paracetamol.

Dị ứng thuốc hạ sốt sẽ không gây nguy hiểm cho cơ thể nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế khi sử dụng các loại thuốc, bạn nên để ý đến thành phần của nó và đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện kích ứng để được điều trị hiệu quả hơn.

Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)