Nhà thuốc Hưng Thịnh

Men răng là lớp phủ bên ngoài răng với công dụng chính là bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời, cũng thực hiện chức năng ăn nhai bình thường mà không bị tác động, kích ứng bởi nhiệt độ hay tính chất của thực phẩm. Tuy nhiên, lớp men này có thể bị mòn và hư hỏng theo thời gian. Vậy đâu là những cách phục hồi men răng hiệu quả.

Men răng là một trong những thành phần của răng, giúp bảo vệ răng toàn diện. Nếu như lớp men này bị yếu và mài mòn dần mà không có cách khắc phục, bảo vệ răng sẽ trở nên nhạy cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tình hình sức khỏe chung. Để biết những cách phục hồi men răng hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết này nhé. 

Men răng là gì?

Men răng là gì? Men răng là lớp bao phủ bên ngoài răng. Đây là lớp cứng nhất trong cơ thể con người với thành phần chủ yếu là muối khoáng đến 96%, thành phần còn lại là một ít chất hữu cơ và nước. Lớp men này được hình thành đồng thời cũng với sự phát triển của răng. 

Nhiệm vụ chính của men răng là bảo vệ mô và thành phần mềm, dễ bị tổn thương bên trong như ngà răng và tủy răng. Nhờ có men răng mà chúng ta có thể ăn nhai thoải mái, răng không bị ê buốt, đau nhức khi tiếp xúc với nhiệt độ hay tính chất của thực phẩm hay có lực tác động. 

Men răng có nhiệm vụ chính là bảo vệ lớp mô bên trong Men răng là lớp phủ bên ngoài răng có chứa 96% là muối khoáng

Tuy nhiên, lớp men này sẽ không tồn tại vĩnh viễn như vậy nếu chúng ta không biết cách chăm sóc và bảo vệ. Lớp men sẽ bị những yếu tố gây hại tác động như vi khuẩn, mảng bám, acid trong thực phẩm,… làm mài mòn và hư hỏng dần theo thời gian. Một khi lớp men này mỏng đi sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt, thậm chí đau nhức gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc hằng ngày. Chính vì thế, việc chăm sóc và bảo vệ men răng là điều vô cùng cần thiết. 

Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến men răng 

Để biết cách phục hồi men răng, trước hết mọi người phải tìm hiểu về nguyên nhân ảnh hưởng men răng thì mới có những cách phòng ngừa và phục hồi hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân tác động đến men răng, cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. 

Nguyên nhân tác động bởi những yếu tố bên trong cơ thể 

  • Khô miệng làm giảm sự tiết nước bọt, làm gia tăng vi khuẩn và acid từ bã thức ăn. Lúc này, chúng tương tác với nhau gây mòn men răng.
  • Mắc một số bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,… cũng là nguyên nhân làm men răng yếu dần đi.
  • Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay bệnh thiếu canxi, dinh dưỡng,… cũng làm men răng yếu và mài mòn nhanh theo thời gian. 

Nguyên nhân tác động từ bên ngoài

  • Không chăm sóc và vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách tạo điều kiện cho mảng bám, vi khuẩn tấn công men răng gây mòn và hư hỏng men răng. 
  • Thói quen đánh răng sai cách cũng là nguyên nhân gây mòn cổ chân răng và thân răng.
  • Nghiến răng cũng là thói quen xấu khiến răng bị sứt mẻ. Không chỉ vậy còn những tác động cơ học gây nên tình trạng hở men, ngà răng.
  • Chế độ ăn giàu carbohydrate, đường và acid cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến men răng. 

Tại sao phải phục hồi men răng?

Men răng bị mỏng đi theo thời gian và những yếu tố tác động sẽ mang đến nhiều bất lợi cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe chung. Triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất chính là răng nhạy cảm. Sự nhạy cảm này được thể hiện qua những kích ứng mà tủy răng cảm nhận được qua việc nhai thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt.

Thực hiện cách phục hồi men răng giúp bạn ăn ngon miệng hơn Tại sao phải thực hiện những cách phục hồi men răng?

Cơn đau ê buốt do răng nhạy cảm gây nên sự nên khó chịu, khiến bạn ăn không ngon miệng, chán ăn, bỏ ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe khiến cơ thể bị suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng,… Vì thế, cần sớm phục hồi men răng để tránh những tình trạng này.

Đồng thời, tình trạng này còn xuất hiện bất kỳ thời điểm này trong ngày do đó còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, công việc, sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, vẫn không khắc phục men răng còn gia tăng mắc các bệnh lý về răng miệng. 

Gợi ý những cách phục hồi men răng

Phục hồi men răng tại các cơ sở y tế

Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra, mỗi người có tình trạng cũng như mức độ men răng bị ảnh hưởng khác nhau mà bác sĩ tư vấn cũng như chỉ định phương pháp cải thiện khác nhau. Trong đó, có hai cách phục hồi men răng được áp dụng phổ biến hiện nay là bọc răng sứ và tráng men răng.

Bọc răng sứ: Đây là phương pháp cải thiện thẩm mỹ và sức khỏe cho răng miệng. Phương pháp này không thể phục hồi men răng nhưng sẽ tạo nên lớp bảo vệ cho ngà răng lẫn tủy răng. Mão sứ gắn bên ngoài răng hoạt động như lớp men răng, ngăn không cho vi khuẩn, thực phẩm, acid,… tác động đến răng, cũng hạn chế mắc các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nha chu,…

Tráng men răng: Bác sĩ tiến hành phủ một lớp men nhân tạo được làm từ vật liệu composite có tính chất như răng thật bao bọc lấy răng. Lớp men nay với vật liệu an toàn, không gây kích ứng, dị ứng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Lớp tráng men này cũng có tác dụng bảo vệ và cải thiện thẩm mỹ, màu sắc cho răng. 

Cách phục hồi men răng tại các cơ sở nha khoa Cách phục hồi men răng tại nha khoa

Cách hồi phục men răng tại nhà

Men răng có thể tự phục hồi không? Nếu mọi người tìm hiểu sẽ biết răng men răng không thể phục hồi khi đã bị mài mòn, mất đi. Do đó, cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ để lớp men này không tiếp tục bị mất đi và mài mòn theo thời gian.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách. Nên đánh răng với mức độ phù hợp, hạn chế chải răng quá mạnh.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng chất lượng: Chọn kem đánh răng có chứa Fluorid, duy trì thói quen dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, nước muối, không dùng tăm xỉa răng. 
  • Sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp, mà không làm mất khoáng chất hay mài mòn răng.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, với nhiều loại rau xanh, trái cây, để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho răng.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột, đường, acid.
  • Loại bỏ những thật xấu như cắn móng tay, nghiến răng,…
  • Thực hiện khám răng định kỳ.

Hy vọng với thông tin chia sẻ về những cách phục hồi men răng giúp mọi người hiểu hơn và có những cách chăm sóc, bảo vệ răng được chắc khỏe và toàn diện. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)