Nhà thuốc Hưng Thịnh

Khi bị dằm trong tay nếu không cẩn thận, vết dằm đâm tay sẽ bị tụt sâu vào da hơn và khiến bạn phải chịu đau đớn và rất khó để lấy ra. Do vậy bạn hãy tham khảo ngay các cách lấy dằm trong tay nhanh chóng và an toàn qua bài viết dưới đây nhé!

Những mảnh dằm trong tay dù nhỏ nhưng lại gây ra rất nhiều khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì có rất nhiều cách lấy dằm ra khỏi tay mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức. Hãy tìm hiểu ngay những cách lấy dằm trong tay không phải ai cũng biết qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Hưng Thịnh nhé!

Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành lấy dằm ra khỏi tay

Để việc lấy dằm ra khỏi tay một cách nhẹ nhàng và tránh bi nhiễm trùng các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Vệ sinh sạch sẽ vùng tay bị dằm đâm

Những cách lấy dằm trong tay không phải ai cũng biết 1 Trước khi tiến hành lấy dằm khỏi tay cần vệ sinh tay thật sạch sẽ.

Trước khi thử bất kỳ biện pháp loại bỏ dằm nào điều quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua chính là làm sạch khu vực nơi bị dằm đâm. Bạn có thể sử dụng xà bông diệt khuẩn chà rửa nhẹ nhàng vùng da, sau đó rửa lại bằng nước ấm nhằm tránh bị nhiễm trùng huyết. Lưu ý bạn không cọ rửa khu vực bị dằm đâm quá mạnh vì hành động này có thể đẩy dằm vào sâu hơn gây đau đớn và khó lấy ra hơn. Sau khi rửa sạch, bạn thực hiện lau nhẹ nhàng khu vực bị dằm đâm để vùng tay đó thật khô và sạch sẽ.

Không nhấn vào khu vực xung quanh vết dằm đâm tay

Có thể nhiều bạn nghĩ rằng việc ấn vào khi vực xung quanh sẽ giúp lấy dằm ra khỏi tay thế nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Hành động này sẽ làm phá vỡ dằm thành miếng nhỏ hơn, khiến cho vấn đề sơ cứu và lấy dằm ra khỏi tay trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do vậy khi bị dằm đâm vào tay bạn nên bình tĩnh, để yên vết dằm đâm và thử các phương pháp tốt hơn để đưa nó ra ngoài.

Kiểm tra vết dằm đâm thật kỹ càng

Trước khi tiết hành lấy dằm trong tay bạn cần kiểm tra góc và chiều sâu của dằm để tìm ra cách loại bỏ nó tốt nhất. Tùy vào các góc độ và độ sâu khác nhau sẽ có những phương pháp loại bo dằm khác nhau.

Nếu vết dằm thò ra, bạn có thể sử dụng nhíp để gắp. Tuy nhiên khi dùng kim hay nhíp để lấy vết dằm ra, bạn cần khử trùng kim các dụng cụ và rửa sạch chỗ bị đâm với xà phòng và nước, rồi băng lại nhằm tránh nhiễm trùng.

Các cách lấy dằm trong tay dễ dàng mang lại hiệu quả cao

Những cách lấy dằm trong tay không phải ai cũng biết 2 Băng dính giúp lấy dằm trong tay nhanh chóng.

Để lấy dằm trong tay nhẹ nhàng và hiệu quả nhất bạn nên tham khảo các cách lấy dằm trong tay dưới đây của chúng tôi.

Sử dụng băng dính

Đối với những mẩu dằm nhỏ có đầu nhô ra ngoài nhưng lại không thể dùng nhíp gắp được, bạn có thể sử dụng băng dính để lấy chúng ra. Bạn chỉ cần dán 1 lớp băng dính lên vùng da bị dằm đâm sau đó miết nhẹ rồi kéo mạnh. Cách này rất hiệu quả trong trường hợp bạn bị nhiều mảnh dằm đâm vào cùng 1 vị trí.

Ngâm tay vào giấm trắng giúp loại bỏ dằm hiệu quả

Khi bị dằm đâm vào tay bạn có thể thử pha loãng giấm trắng với nước lọc theo tỉ lệ 1:1, sau đó nhúng vùng da bị dằm vào trong khoảng 10 – 15 phút. Trong giấm có độ axit cao hơn so với nồng độ dung môi cơ thể sẽ dễ dàng kéo miếng dằm ra. Tuy nhiên, giấm trắng có thể khiến bạn bị rát và xót, có thể gây viêm da do tiếp xúc. Do vậy bạn không nên áp dụng mẹo này nếu vùng da xung quanh vết dằm có các vết thương hở.

Cách lấy dằm trong tay bằng bình thủy tinh

Bạn cần chuẩn bị 1 bình thủy tinh miệng rộng đổ gần đầy nước nóng sau đó ấn mạnh vùng da bị đâm vào miệng bình. Hơi nóng trong bình sẽ từ từ kéo miếng dằm tuột ra. Phương pháp này rất thích hợp khi bạn bị dằm đâm vào vùng da có tiết diện rộng như lòng bàn tay, lòng bàn chân…

Chà xát vùng da bị dằm đâm bằng vỏ chuối

Một cách khác để lấy dằm ra khỏi tay là dùng vỏ chuối chín bạn có thể lấy một mảnh vỏ chuối, chà xát nhẹ mặt trong của vỏ lên chỗ bị dằm đâm. Sau đó, quấn băng lại để qua đêm để chất enzyme trong chuối tiết ra và đẩy dằm ra ngoài.

Cần tham khảo bác sĩ về cách lấy dằm trong tay khi nào?

Những cách lấy dằm trong tay không phải ai cũng biết 3 Nếu hỗ dằm đâm bị rò rỉ mủ hoặc máu hoặc bị ngứa, đỏ và sưng thì bạn nên đến gặp bác sĩ.

Dù dằm đâm vào tay không phải là tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên nếu chỗ dằm đâm bị rò rỉ mủ hoặc máu hoặc bị ngứa, đỏ và sưng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ lấy dằm ra sớm nhất.

Ngay cả khi vết dằm không làm bạn đau, bạn nên lấy chúng ra đúng cách để tránh vùng da bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu dằm đâm tay quá sâu và rất khó để loại bỏ, các bác sĩ sẽ có thiết bị chuyên dụng giúp bạn loại bỏ chiếc dằm nhỏ bé này với nguy cơ nhiễm trùng thấp.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những cách lấy dằm trong tay không phải ai cũng biết. Mong rằng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn biết cách lấy dằm trong tay an toàn và hiệu quả nhất.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)